Luận Văn Việt nam phát hành trái phiếu quốc tế - những vấn đề cần quan tâm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU . . 1
    CHƯƠNG I: TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ VỚI RỦI RO QUỐC GIA . . 3
    1.1 Trái phiếu quốc tế . . 3
    1.1.2 Khái niệm . . 3
    1.1.2 Phân loại . 3
    1.2.3 Ưu, nhược điểm của trái phiếu quốc tế . 4
    1.2 Thị trường trái phiếu quốc tế - một hướng đi mới . . 6
    1.2.1 Lịch sử thị trường trái phiếu quốc tế . 6
    1.2.2 Những công cụ chủ yếu trên thị trường trái phiếu quốc tế . . 7
    1.2.3 Lựa chọn đồng tiền phát hành . . 9
    1.2.4 Cách thức phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường . .10
    1.3 Rủi ro quốc gia . .11
    1.3.1 Khái niệm . 11
    1.3.2 Các thành phần của rủi ro quốc gia . 11
    1.3.2.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) . .11
    1.3.2.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . 12
    1.3.3 Các mô hình đánh giá rủi ro quốc gia . 13
    1.3.3.1 Theo Standard and Poor’s(S&P) . .13
    1.3.3.2 Theo International Country Rish Guide(ICRG) . .14
    1.3.4 Mối liên hệ giữa rủi ro quốc gia và phát hành trái phiếu quốc tế . .15
    1.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc . .16
    CHƯƠNG II: VIỆT NAM PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ -
    NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
    2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam và rủi ro quốc gia thời gian qua . 19
    2.1.1 Xuất nhập khẩu . .19




    2.1.2 Thu hút vốn đầu tư . .21
    2.1.3 Những hạn chế trong nền kinh tế . 21
    2.1.3.1 Chính sách tài khóa . .21
    2.1.3.2 Chính sách tiền tệ . .23
    2.1.4 Đánh giá của Standard & Poor’s . .24
    2.2 Nhu cầu vốn đầu tư & thực lực của nguồn tài chính chủ yếu của
    Việt Nam hiện nay . .25
    2.2.1 Các nguồn tài chính tại Việt Nam hiện nay . 25
    2.2.1.1 Nguồn lực tài chính trong nước . 25
    2.2.1.2 Nguồn lực tài chính bên ngoài . .26
    2.2.2 Nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế . 29
    2.2.2.1 Hạn chế của nguồn vốn trong nước . 29
    2.2.2.2 Hạn chế của nguồn vốn nước ngoài . 30
    2.3 Thực trạng hoạt động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của
    Việt Nam trong thời gian qua . .32
    2.3.1 Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên 2005 . .32
    2.3.2 Thấy gì qua đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2005? . 34
    2.3.3 Việt Nam quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế như thế nào? . .34
    2.3.4 Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lại
    được ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế? . 34
    2.3.5 Giới thiệu khái quát vế Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy
    ViệtNam(Vinashin) . 35
    2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào? . . 36
    2.4 Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam . .40
    2.4.5 Nợ nước ngoài . 40
    2.4.6 Nợ trong nước . 43
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẦN ĐỀ
    3.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm riêng của Việt Nam
    theo tiêu chuẩn quốc tế . 44




    3.2 Lựa chọn những tổ chức tư vấn, hỗ trợ phát hành trái phiếu chuyên nghiệp . 45
    3.3 Lựa chọn thị trường phát hành phù hợp . 45
    3.4 Lựa chọn đồng tiền hiệu quả . .47
    3.5 Lựa chọn kỳ hạn khối lượng trái phiếu phát hành . 47
    3.6 Sử dụng vốn vay hiệu quả . 48
    3.7 Tạo sức mạnh cho thương hiệu Việt Nam . 49
    KẾT LUẬN . .50
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC CÁC BẢNG CHỈ SỐ, BIỂU ĐỒ




    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Thị trường cổ phiếu quốc tế thời gian qua đang chao đảo trước sự sụt giảm liên tục
    của hàng loạt các chỉ số lớn và việc giảm điểm liên tục trong các phiên giao dịch tại
    các trung tâm giao dịch lớn như New York, Tokyo, Hồng Kông
    Các thông tin (Phụ lục chỉ số Dự báo chỉ số NASDAQ , Dự đoán chỉ số Nikkei
    225 của Nhật Bản) giúp chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các chuyên gia tài
    chính tỏ ra không mấy lạc quan về một tương lai tốt đẹp của các thị trường chứng
    khoán lớn trên thế giới. Rõ ràng sự trì trệ kinh tế của các quốc gia lớn, đặc biệt là
    Mỹ đã kéo theo sự suy giảm trong các chỉ số. Mặc dù Cục Dự Trữ liên bang Mỹ
    (FED) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất từ tháng 5 năm 2008 xuống còn 2% nhằm
    mục đích vực dậy nền kinh tế Mỹ nhưng xem ra công cụ này chưa tỏ rõ sức mạnh
    mà Mỹ mong muốn. Đồng đôla Mỹ không còn giữ vị trí thống trị như những năm
    vừa qua khiến việc nắm giữ các cổ phiếu của các công ty Mỹ cũng giảm sức hút đi
    một phần.
    Bên cạnh đó, cơn bão khủng hoảng tài chính do các biến động trong thị trường tài
    chính thứ cấp bắt đầu từ Mỹ đã lan ra một số nền kinh tế khác kéo theo chỉ số niềm
    tin vào thị trường chứng khoán thế giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng. Thị
    trường chứng khoán xuống dốc là một khó khăn cực kỳ to lớn đối với những công
    ty, những tổ chức tài chính muốn thông qua thị trường này để huy động vốn cho các
    dự án đầu tư của mình. Phát hành cổ phiếu lúc này trở nên một quyết định nhiều rủi
    ro khiến các công ty đau đầu.
    Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát gia tăng quá mức cùng với sự khủng hoảng về
    tiền mặt tại các ngân hàng làm cho việc vay vốn đầu tư kinh doanh của khu vực các
    doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn.




    Chính lúc này thì thị trường trái phiếu tỏ ra là một lựa chọn thích hợp, đặc biệt là
    thị trường trái phiếu quốc tế do những ưu điểm của thị trường này đem lại cho nhà
    đầu tư và những tồ chức muốn huy động vốn.
    Tuy Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu tiên năm 2005
    nhưng nhìn chung thì loại hình huy động vốn này vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều
    người. Thông qua đề tài này, tác giả mong muốn giúp mọi người có được những
    khái niệm cơ bản và có cái nhìn cận cảnh hơn về việc phát hành trái phiếu quốc tế
    trong bối cảnh Việt Nam. Đây thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả mà
    Chính phủ và các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tận dụng để phục vụ cho nhu cầu
    phát triển.
    2. Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu các loại hình trái phiếu trên thị trường tài chính thế giới( các
    khái niệm, cách thức phát hành ), ưu điểm , nhược điểm của phát hành trái phiếu
    quốc tế, thực tế phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam: Nghiên cứu cuộc phát
    hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin, các giải pháp đẩy mạnh việc phát hành
    trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Vì những hạn chế nhất định về mặt thời gian, những khó khăn trong quá trình tìm
    kiếm tài liệu nên đề tài không đi vào phân tích tình hình trái phiếu quốc tế trên thế
    giới mà chủ yếu xoáy vào việc nghiên cứu những khái niệm cơ bản cần phải nắm
    vững về trái phiếu quốc tế, các vấn đề của Việt Nam khi thực hiện, đặc biệt xem
    xét kỹ cuộc phát hành trái phiếu quốc tế của Vinashin, từ đó tìm hiểu các ưu điểm,
    các hạn chế nhằm làm rõ mục tiêu của đề tài.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Tìm hiểu thông qua các giáo trình chuẩn của các bộ môn kinh tế liên quan đến trái
    phiếu, thông tin từ các tạp chí kinh tế, từ các trang web chính thức có uy tín về tài
    chính, trang web chính thức của công ty nghiên cứu, các báo cáo, phân tích của các
    tổ chức như World Bank, IMF Phân tích các biểu đồ, biểu mẩu, các công thức
    tính toán tài chính có liên quan




    5. Kết cấu đề tài:
    Đề tài gồm ba phần:
    Chương 1: Trái phiếu quốc tế với rủi ro quốc gia.
    Chương 2:Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế- Những vấn đề cần quan tâm.
    Chương 3: Giải pháp cho vấn đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...