Báo Cáo Việt nam- những bài học vượt qua khủng hoảng

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lần thứ ba đất nước ta lại đang đứng trước thách thức của cơ chế thị trường và hội nhập, sau khi vượt qua lần đầu vào những năm 1986-1992, lần hai vào năm 1997-1998 3 cuộc khủng khoảng thế giới, khu vực tác động đến Việt Nam và là dịp bộc lộ Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam, đồng thời cho phép rút ra nhiều bài học quý


    Lựa chọn con đường đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế để đẩy nhanh và nâng cao chất lượng phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam đã, đang và sẽ còn phải tiếp tục đối diện với nhiều thử thách đa dạng, trong đó có các cú sốc và thậm chí không loại trừ cả các cuộc khủng hoảng kinh tế với các tính chất và quy mô tác động khác nhau, xuất phát từ trong ra, cũng như từ ngoài vào, như là một tất yếu kinh tế và giá phải trả cho quá trình phát triển trong một thế giới ngày càng “phẳng” hơn, có tính liên kết mở và cạnh tranh hơn


    Cuộc khủng hoảng những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX có liên quan với sự đổ vỡ mô hình kinh tế Xô Viết, kết thúc chiến tranh lạnh trên phạm vi toàn cầu, mở đầu cho thời kỳ đổi mới và chuyển sang mô hình kinh tế thị trường của Việt Nam. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, liên quan đến sự an nguy, “ tồn tại hay không tồn tại” của thể chế, với việc mất đi nhiều nền tảng truyền thống, chỗ dựa về tư tưởng, kinh tế, quân sự và cả tinh thần của Việt Nam Bằng sự thông minh, dũng cảm và bản lĩnh cách mạng, dựa vào sự đồng thuận và tin tưởng của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo đất nước vượt qua những năm tháng khó khăn to lớn, mới mẻ, chưa có tiền lệ lịch sử cả ở phạm vi quốc gia, cũng như trên thế giới


    Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ những năm 1997-1998, khởi đầu từ sự đổ vỡ hệ thống tỷ giá cố định duy ý chí đồng Bạt Thái Lan do thị trường bất động sản từ phát triển quá nóng dựa trên các khoản vay tín dụng quốc tế “rẻ” bị đột ngột chuyển sang đình trệ và cộng hưởng bởi sự phá hoại của đầu cơ tiền tệ quốc tế, đã bùng phát và lan toả trên toàn Châu Á, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Cũng bằng sự bình tĩnh, tự tin, năng động và cả một chút “măy mắn” do chưa hội nhập khu vực sâu, chúng ta đã vượt qua với phí tổn ít nhất so với các nước khu vực


    Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay khởi đầu từ sự lạm dụng cho vay kinh doanh bất động sản dưới chuẩn và sự bùng nổ của các chứng khoán nợ phái sinh đang cho thấy những hệ luỵ và các chi phí giải cứu đắt đỏ toàn cầu với các “gói” giải pháp trị giá hàng ngàn tỷ USD của Mỹ, cũng như của các nước Châu Âu, Châu Á và nhiều nước khác trên thế giới. Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục

    chịu các tác động của cuộc khủng hoảng này từ nhiều phía, trước hết liên quan đến khó khăn về thị trường xuất khẩu, sụt giảm nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối, đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán và FDI; ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn làm phức tạp thêm lời giải trong cuộc chiến với lạm phát đang trong giai đoạn quyết định ở Việt Nam Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng và chắc chắn sẽ vượt lên một cách an lành như những cuộc khủng hoảng trước. Hơn nữa, điều kiện hiện nay của Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi hơn trước kia, cả về thế và lực, cũng như về bản lĩnh và kinh nghiêm đối phó với khủng hoảng


    Có thể nói, cả 3 cuộc khủng hoảng trên đều có chung nguyên nhân là vi phạm các “luật chơi” và kỳ vọng cực đoan vào các ưu tiên thái quá về lợi ích trong đời sống kinh tế và xã hội. Cả 3 cuộc khủng hoảng đều cho thấy sự bình tĩnh, tự tin, năng động và sáng tạo sẽ cho phép Việt Nam tìm ra lời giải tối ưu xử lý các vấn đề trong nước và góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định chung của khu vực và thế giới.


    Mỗi khi có khủng hoảng, Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam lại được dịp bộc lộ và phát huy, tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận trong cộng đồng Việt Nam lại được dịp thử thách và củng cố, sự chỉ đạo về mặt Nhà nước được tăng cường, trở nên tập trung, nhất quán hơn và có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp, ngành và địa phương, sử dụng đồng bộ và linh hoạt hơn các giải pháp hành chính và thị trường theo hướng toàn diện và “sốc” hơn; Những chủ trương và quyết sách được đề ra vào các thời điểm này cũng thường minh mẫn, đúng đắn, đồng bộ, thiết thực và có ý nghĩa lâu dài hơn . Tuy nhiên, điều cốt lõi là mỗi quốc gia, mỗi Chính phủ phải có đủ dũng cảm để thực hiện một cách đầy đủ những quyết sách của mình có hiệu lực, hiệu quả thường xuyên trên thực tế, tránh hình thức, “đánh trống bỏ dùi” và chú ý hơn đến chọn lọc, ưu tiên thực hiện chính sách trọng tâm phù hợp mục tiêu từng giai đoạn cụ thể theo sát thực tiễn, tránh việc “cào bằng” chính sách; cũng như xử lý các tác động mặt trái của những chính sách và điều chỉnh những bất cập mới phát sinh của chúng trong thực tiễn. Nhân dân ta có truyền thống lạc quan và tiết kiệm, biết tự lượng sức mình “trông giỏ bỏ thóc”, không “bóc ngắn cắn dài”, giàu ý chí, sự thông minh và năng động thích nghi với những thách thức đủ loại trong cuộc sống để sinh tồn và phát triển. Hơn nữa, các doanh nhân Việt Nam cũng chuộng phương châm” ăn chắc mặc bền”, không ưa mạo hiểm cao như các doanh nhân Mỹ Có thể nói không quá rằng, chính những phẩm chất trên và sự đồng thuận của toàn dân với các mục tiêu chính sách lựa chọn của Chính phủ đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của các cuộc chiến chống khủng hoảng và lạm phát ở Việt Nam cả trong quá khứ, hiện tại, lẫn tương lai Trong thời gian tới, một mặt, cần phát huy những phẩm chất này như một nguồn lực quý báu trong phát triển của đất nước, mặt khác, cũng không nên lạm dụng sự chịu đựng của người dân, nhất là nông dân và người nghèo


    Nhờ Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam, trên thực tế, nhất là từ nửa cuối năm 2008 đến nay, đã và đang xuất hiện một số dấu hiệu mới tích cực cho phép cảm nhận về sự chuyển sáng dần của bức tranh triển vọng kinh tế nước ta trong thời

    gian tới, nổi bật là: Đang có sự cải thiện dần các chỉ số lạm phát và thâm hụt thương mại, mối lo về cuộc khủng hoảng tiền tệ đã dịu đi; Thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định, sự căng thẳng thâm hụt trong cán cân thanh toán đang dần được cải thiện, dự trữ ngoại tệ được bảo tồn và tăng thêm; Thị trường nội tệ và ngoại tệ đã có sự ổn định trở lại, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ trên thị trường“chợ đen” đã giảm sâu Thâm hụt thương mại được cải thiện rõ rệt. Các khu vực kinh tế lấy lại đà tăng trưởng khá ổn định, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang cho thấy có sự phục hồi dần, tuy chậm, nhưng khá vững chắc; Thị trường bất động sản đang dần ấm lên; Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam hiện vẫn thuộc hàng dẫn đầu các nước khu vực. Sự mở rộng các mặt hàng sản xuất xuất khẩu là rất ấn tượng. Uy tín và “thương hiệu Việt Nam” đang ngày càng được củng cố trong sự nhìn nhận và lựa chọn của thế giới; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang có những dấu hiệu rất tốt, đặc biệt kết quả thu hút FDI đạt mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử đất nước; Dòng đầu tư gian tiếp nước ngoài cũng có dấu hiệu gia tăng trở lại; Xu hướng đẩy mạnh mua vào cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đậm nét hơn; Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã bước sang giai đoạn tăng tốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam .Thế giới đang hiểu và xích gần Việt Nam hơn. Đặc biệt, trong chuyến công tác Việt Nam trung tuần tháng 9/2008, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adam nhận định: "Việt Nam đã có những bài học về điều hành kinh tế vĩ mô để kiềm chế, giảm lạm phát, qua đó duy trì tăng trưởng mọi khó khăn đang được khắc phục dần dần. Chính phủ đã hành động quyết liệt kiềm chế lạm phát và đã đạt được nhiều kết quả Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định thích hợp. Đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu rủi ro nào trong các quyết định Việt Nam có thể sẽ thành nước có thu nhập trung bình, thoát khỏi danh sách các nước nghèo của WB trong vòng 3 năm tới”. Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là địa điểm sản xuất tốt nhất ở châu Á trong vòng 5 - 10 năm tới. Nhiều doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đã đánh giá Việt Nam như một con rồng kinh tế mới, đang chuyển mình nhanh chóng và sẽ trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất và hứa hẹn nhất khu vực.


    Tuy nhiên, cần thấy rằng Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam đang và sẽ còn được thử thách và nâng cao. Kết quả chống lạm phát, vượt qua khủng hoảng thế giới và triển vọng phát triển kinh tế bền vững ở nước ta đã, đang và sẽ còn tuỳ thuộc rất lớn vào quyết tâm và cách thức tháo gỡ các “nút thắt” sau:


    Thứ nhất, tuân thủ các yêu cầu, lẫn quy trình của kinh tế thị trường, coi trọng tính đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm của các mục tiêu, loại công cụ chính sách và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng hữu quan, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế-xã hội .


    Cần sớm khắc phục một số những vướng mắc, mâu thuẫn trong nhận thức về quyền lực chủ quan của nhà nước với sức mạnh thị trường khách quan; tính ôm đồm đa mục tiêu với tính cụ thể và có hạn trong hoạch định kế hoạch phát triển ngắn và trung hạn vĩ mô và vi mô; sự chi phối ít nhiều bởi tư duy nhiệm kỳ và lợi ích cục bộ, địa phương, của sự “vận động hành lang” và cơ chế quan liêu,

    hình thức, “ làm thì láo, báo cáo thì hay” .đã, đang và sẽ từng ngày, từng giờ tồn tại và phát tác tiêu cực, làm đình trệ, hạn chế, thậm chí biến dạng công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.


    Cần cắt giảm các chi tiêu công không mang tính sản xuất và không phục vụ cho các mục tiêu bảo đảm xã hội, cũng như vào việc cải thiện căn bản cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn vay của khối các đại gia tổng công ty và tập đoàn DNNN, mà hiện đang chiếm giữ tới hơn 50% vốn đầu tư nhà nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng. Chắc chắn lạm phát (bao gồm cả lạm phát tiền tệ, lẫn lạm phát cơ cấu và lạm phát chi phí đẩy) sẽ gia tăng áp lực nếu không ngăn chặn kịp thời “sự liên minh ma quỷ” giữa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với các ngân hàng thương mại nhà nước và các quan chức có liên quan trong việc vay và cho vay vốn, đầu tư chéo, đầu tư đa ngành hàng ngàn tỷ đồng mang nặng tính đầu cơ, trục lợi cá nhân hoặc phe nhóm, lũng đoạn thị trường và lãng phí các nguồn lực quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...