Tiểu Luận Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]A. LỜI MỞ ĐẦU

    - Ngày 7 – 11 – 2006 tạ Geneve Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau 10 năm đàm phán căng thẳng và đầy nỗ lực. Đó thực sự là một dấu mốc quan trọng đối với nước ta. Nó quan trọng không chỉ vì nó đánh dấu một bước phát triển trong quan hệ ngoại giao và kinh tế của nước ta mà còn vì sau cái thời điểm trọng đại đó nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức và những cơ hội chưa bao giờ lớn hơn để phát triển để làm những cuộc bứt phá ngoạn mục.
    - Hệ thống tài chính – ngân hàng luôn là hệ thống đầu tầu của một nên kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới mọi lĩnh vực khác trong nền kinh tế và cũng là hệ thống nhạy cảm nhất với mọi biến động trong kinh tế thế giới. Sau ngày 1 – 4 – 2007 chính phủ cho phép các ngân hàng nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, lập trụ sở và văn phòng đại diện tại Việt Nam đây sẽ là một thách thức rất lớn với các ngân hàng thương mại trong nước vì các ngân hàng thương mại nước ngoài là những ngân hàng có tiềm lực tài chính rất mạnh cùng với một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng.
    - Gần 2 năm sau ngày Việt Nam gia nhập WTO các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là trong tháng 9 chính phủ đã cho phép 2 ngân hàng hàng đầu thế giới là HSBC và Standard Charter thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Trong tình hình đó các nhà quản trị ngân hàng thương mại của chúng ta đã ,đang và sẽ làm những gì để đưa những ngân hàng trong nước đủ khả năng cạnh tranh thậm chí vượt lên trên các ngân hàng ngoại quốc?
    Sau đây là tìm hiểu của tôi về ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập

    B. NỘI DUNG

    I-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ NGUYÊN NHÂN VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC

    1- Lịch sử hình thành WTO

    WTO là tên viết tắt của tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization), được thành lập ngày 1/1/1995 kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền than GATT(General Agreement on Tariffs and Trade)- hiệp định chung về thuế quan và thương mại. GÂTT ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi mà hang loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế được thành lập như một trào lưu sôi nổi điển hình cho cơ chế này có ngân hang quốc tế tái thiết và phát triển, thường được biết đến với tên gọi ngân hang thế giới(World bank) và quỹ tiền tệ quốc tế IMF(international Monetary Fund)
    Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc. thể lê, luật chơi cho thương mại quốc tế nhằng điều tiết các lĩnh vực việc làm, thương mại hang hóa, khắc phục tình trạng hạn chế, rang buộc các hoạt động này phát triển. 23 nước sang lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia hội nghị về thương mại việc làm và dự thảo hiến chương La Havana để thành lập tổ chức thương mại quốc tế(ITO-international Trade Oganization) với tư cách là một tổ chức chuyên môn của liên hiệp quốc, đồng thời các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nước thành viên.
    Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) được thỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở La Havana từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện được.
    Kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt được ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thế giới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948
    Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ sau Hiệp định Uruguay (1986-1994), do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, GATT đã mở rộng

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...