Tiểu Luận Việt Nam chủ động hội nhập, hợp tác quốc phòng từ 2009 tới nay

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.LỜI MỞ ĐẦU: 1
    I.TÌNH HÌNH AN NINH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 2
    1. Thế giới và khu vực. 2
    2. Việt Nam 4
    II. CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG 5
    1. Những vấn đề cơ bản trong chính sách quốc phòng. 5
    2. Đối ngoại và hợp tác quốc phòng. 7
    B. KẾT LUẬN: 13


    A.LỜI MỞ ĐẦU: Một trong những thành tựu nổi bật của sự nghiệp đổi mới là công tác quốc phòng - an ninh được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện, đạt kết quả thiết thực. Ngày nay, đất nước đang đi sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quốc phòng - an ninh phải được tăng cường hơn nữa, nhằm mục đích bảo vệ đất nước khỏi những thế lực thù địch. Nắm vững và vận dụng quy luật " Dựng nước đi đôi với giữ nước" của dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng ta khẳng định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó luôn được thực hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau.Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy: những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn gắn liền với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình để phát triển; kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; quan hệ đối ngoại được mở rộng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; uy tín và vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao, góp phần tăng cường thế và lực mới của đất nước. Việt Nam sử dụng mọi biện pháp cần thiết để thực hiện mục đích quốc phòng nói trên, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của các quốc gia khác theo những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quân sự và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới, khu vực có những biến động phức tạp, khó lường, Việt Nam đang đứng trước vận hội, thời cơ lớn để hợp tác, phát triển, nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn gay gắt, dễ tác động xấu đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài tiểu luận này sẽ đề cập tới vấn đề “Việt Nam chủ động hội nhập, hợp tác quốc phòng từ 2009 tới nay” để chúng ta hiểu sâu hơn, thức rõ hơn quốc phòng và an ninh không chỉ với tư cách là điều kiện phải có, phương hướng để đạt mục tiêu, mà còn với tư cách là mục tiêu trong chỉnh thể thống nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...