Luận Văn Viết chương trình vẽ đường hình và tính toán tính năng các mẫu tàu khác nhau theo mẫu truyền thống t

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Viết chương trình vẽ đường hình và tính toán tính năng các mẫu tàu khác nhau theo mẫu truyền thống tỉnh Ninh Thuận


    Lời nói đầu .A
    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 2
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 2
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    1.3.1. Mục tiêu đề tài . 4
    1.3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu . 5
    1.3.3. Phạm vi nghiên cứu . 6
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
    2.1 . VẼ ĐƯỜNG HÌNH THEO MẪU 7
    2.2. TÍNH TOÁN CÁC TÍNH NĂNG 8
    2.2.1. Đồ Thị Thủy Tĩnh . 8
    2.2.2. Đồ Thị Bonjean . 10
    2.2.3. Đồ Thị Pantokanren 12
    2.2.4. Cơ Sở Ổn Định 17
    2.3 LỰA CHỌN NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH . 21
    2.3.1. Tìm Hiểu Ngôn Ngữ Autolisp . 23
    2.3.2. Các Hàm AutoLISP Thông Dụng . 25
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 36
    3.1. LỰA CHỌN VÀ GIẢI THUẬT VẼ ĐƯỜNG HÌNH . 36
    3.1.1. Lựa chọn và xây dựng sơ đồ thuật toán vẽ đường hình 36
    3.1.2. Giải thuật chương trình vẽ đường hình . 38
    3.1.3. Xây dựng hộp thoại chương trình vẽ đường hình . 44
    ii
    3.2. GIẢI THUẬT TÍNH TOÁN CÁC TÍNH NĂNG 49
    3.2.1. Giải thuật tính toán và vẽ đồ thị Bonjean 49
    3.2.2. Giải thuật tính toán và vẽ đồ thị thủy tĩnh . 58
    3.2.3. Giải thuật vẽ đồ thị pantokaren . 63
    3.2.4. Giải thuật vẽ đồ thị ổn định . 66
    3.3. XÂY DỰNG MENU CHO CHƯƠNG TRÌNH . 76
    3.4. KẾT QUẢ CHẠY PHẦN MỀM 83
    3.4.1. Giới thiệu phần mềm . 83
    3.4.2. Kết quả chạy phần mềm vẽ đường hình 84
    3.4.3. Xuất bảng tọa độ đường hình trên AutoCAD và Notepad 89
    3.4.4. Kết quả chạy Modun vẽ đồ thị Bonjean 91
    3.4.5. Kết quả chạy modun vẽ đồ thị thủy tĩnh (Hydrostatic-Curves) 96
    3.4.6. Kết quả chạy modun vẽ đồ thị pantokaren 100
    3.4.7. Kết quả chạy modun vẽ đồ thị ổn định . 103
    3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA PHẦN MỀM . 113
    3.5.1. Đánh giá độ chính xác của phần mềm vẽ đồ thị Bonjean . 113
    3.5.2. Đánh giá độ chính xác của phần mềm vẽ đồ thị thủy tĩnh 114
    3.5.3. Đánh giá độ chính xác của phần mềm vẽ đồ thị Pantokaren 116
    CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO CHƯƠNG TRÌNH 119
    4.1. Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Cho Modun Vẽ Đường Hình . 119
    4.2. Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Cho Modun Vẽ Đồ Thị Thủy Tĩnh . 124
    4.3. Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Cho Modun Vẽ Đồ Thị Pantokaren 127
    Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ . 132
    5.1 Kết Luận . 132
    5.2 Những Định Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai 132
    iii
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 133
    PHỤ LỤC 134
    Phụ lục I: Kết Quả Tính Đồ Thị Pantokaren 134
    Phụ lục II: Code chương trình 181
    Phụ lục III. Code chương trình vẽ đồ thị thủy tĩnh . 248
    Phụ lục IV: Code chương trình vẽ đồ thị Pantokaren . 263
    Phụ lục V: Code chương trinhg vẽ đồ thị ổn định 271
    Phụ lục VI: Kết quả tính cho mẫu tàu cụ thể 279
    iv
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 2. 1: Đồ thị thủy tĩnh 9
    Hình 2. 2: Đồ thị Bonjean. 11
    Hình 2.3 : Phương pháp Krylop_ Dargnies 13
    Hình 2. 4: Xác định các giá trị a,b 14
    Hình 2. 5: Đường sườn Tchebyshev . 16
    Hình 2. 6: Phương pháp xác định các hệ số a,b 16
    Hình 2. 7: Tâm nổi ứng với các góc nghiêng khác nhau 18
    Hình 2. 8. Cách xác định cánh tay đòn ổn định 20
    Hình 2. 9: Xác định chiều cao tâm nghiêng trên đồ thị ổn định tĩnh. . 21
    Hình 2. 10: Giao diện của môi trường Visual LISP 23
    Hình 2. 11: Nhập số liệu là kiểu số nguyên 26
    Hình 2. 12: Nhập số liệu kiểu số thực . 26
    Hình 2. 13: Thông báo nhập số liệu kiểu chuỗi 27
    Hình 2. 14: Nhập số liệu kiểu chuỗi 27
    Hình 2. 15: Hàm gán lấy giá trị của biến hệ thống AutoCAD 28
    Hình 2. 16: Thông báo trên màn hình của AutoCAD . 30
    Hình 3.1: Sơ đồ thuật toán chương trình vẽ đường hình 37
    Hình 3. 2: Hộp thoại chương trình vẽ đường hình 45
    v
    Hình 3.3: Sơ đồ thuật toán vẽ đồ thị Bonjean 51
    Hình 3.4: Sơ đồ thuật toán vẽ đồ thị thủy tĩnh 59
    Hình 3.5: Sơ đồ thuật toán chương trình vẽ đồ thị Pantkaren . 63
    Hình 3. 6: Sơ đồ thuật toán vẽ đồ thị ổn định . 66
    Hình 3. 7: Tải menu chương trình 84
    Hình 3. 8: Giao diện phần mềm vẽ đường hình 85
    Hình 3. 9: Báo lỗi khi nhập sai kích thước . 86
    Hình 3. 10: Báo lỗi khi không phù hợp với tỷ lệ kích thước 87
    Hình 3. 11: Kết quả khi xuất tuyến hình 2D . 87
    Hình 3. 12: Kết quả của việc xuất ngược từ 2D sang 3D . 88
    Hình 3. 13: Xuất tuyến hình 3D 88
    Hình 3. 14: Xuất trị số tuyến hình ra NOTEPAD . 89
    Hình 3. 15: Hộp thoại xuất AutoCAD 90
    Hình 3. 16: Xuất tuyến hình trên AutoCAD . 90
    Hình 3. 17: Giao diện chương trình vẽ đồ thị Bonjean . 91
    Hình 3. 18: Menu ngữ cảnh của chương trình 92
    Hình 3. 19: Thông báo khi nhập thông số đầu vào không phù hợp 93
    Hình 3. 20: Chương trình đang thực hiện vẽ đồ thị Bonjean 94
    Hình 3. 21: Bản vẽ đồ thị Bonjean do phần mềm xuất ra . 95
    Hình 3. 22: Kết quả diện tích được xuất ra file “.txt” . 95
    vi
    Hình 3. 23: Giao diện phần mềm vẽ đồ thị thủy tĩnh 96
    Hình 3. 24: Chọn vị trí vẽ đồ thị thủy tĩnh 97
    Hình 3. 25: Kết quả phần mềm vẽ đồ thị thủy tĩnh . 97
    Hình 3. 26: Thông báo mặc định của phần mềm 98
    Hình 3. 27: Kết quả xuất bảng kết quả trên nền AutoCAD 98
    Hình 3. 28: Hộp thoại xuất file Notepad . 99
    Hình 3. 29: Kết quả xuất file Notepad 99
    Hình 3. 30: Gọi chương trình từ menu phụ 100
    Hình 3. 31: Gọi chương trình từ menu ngữ cảnh 100
    Hình 3. 32: Giao diện chương trình vẽ đồ thị Pantokaren 101
    Hình 3. 33: Yêu cầu chọn vị trí vẽ đồ thị 101
    Hình 3. 34: Kết quả vẽ đồ thị Pantokaren . 102
    Hình 3. 35: Hộp thoại xuất kết quả trên AutoCAD 102
    Hình 3. 36: Phần mềm xuất bản vẽ với bảng kết quả kèm theo 103
    Hình 3. 37: Gọi chương trình từ menu phụ . 103
    Hình 3. 38: Gọi chương trình từ menu ngữ cảnh 104
    Hình 3. 39: Giao diện chương trình vẽ đồ thị ổn định 104
    Hình 3. 40: Nhập trực tiếp giá trị P(tấn), Zg . 106
    Hình 3. 41: Nhập P(tấn), Zg thông qua modun tính trọng lượng, trọng tâm tàu 106
    Hình 3. 42: Kết quả tính trọng lượng, trọng tâm tàu 107
    vii
    Hình 3. 43: Xuất file kết quả của modun tính trọng lượng trọng tâm tàu . 107
    Hình 3. 44: Kết quả được xuất trên file Notepad 108
    Hình 3. 45: Nội suy L(hd) từ đồ thị Pantokaren . 109
    Hình 3. 46: Hộp thoại nhập giá trị L(hd) từ file “.txt” 110
    Hình 3. 47: File L(hd) được nhập vào . 110
    Hình 3. 48: Thông báo của phần mềm khi nhập L(hd) sai định dạng file 111
    Hình 3. 49: Kết quả vẽ đồ thị ổn định . 111
    Hình 3. 50: Thông báo của phần mềm khi xuất kết quả ra file notepad . 112
    Hình 3. 51: Kết quả được xuất trên file Notepad 112
    Hình 3. 52: Kết quả tính đồ thị Pantokaren mà phần mềm cho ra 116
    Hình 3.53: Kết quả tính đồ thị Pantokare trên phần mềm Autohydro 117
    Hình 4. 1: Đường hình tàu đánh cá lưới kéo . 120
    Hình 4. 2: Đường hình tàu đánh cá lưới rê . 121
    Hình 4. 3: Đường hình tàu đánh cá lưới vây . 122
    Hình 4. 4: Đường hình tàu đánh cá pha xúc . 123
    Hình 4. 5: Code dùng để tính toán các yêu tố tính nổi 125
    Hình 4. 6: Đường sườn Tchebyshev . 128
    Hình 4. 7: Xác định các giá trị a, b . 129
    Hình 4. 8: Đường nước đã được hiệu chỉnh 129
    viii
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 2. 1: Xác định vị trí đường sườn Tchebyshev . 15
    Bảng 2. 2: Bảng tính Pantokaren cho DN 1 – tại góc nghiêng δΦ = 10
    0
    17
    Bảng 3.1: Bảng đánh giá độ chính xác của phần mềm vẽ đồ thị Bonjean 113
    Bảng 3. 2: Bảng đánh giá độ chính xác của phần mềm vẽ đồ thị thủy tĩnh 115
    Bảng 3. 3 Đánh giá độ sai số của phần mềm vẽ đồ thị Pantokaren so với phần mềm
    Autohydro 118
    Bảng 4. 1: Xác định vị trí đường sườn Tchebyshev . 127
    Bảng 4. 2: Bảng tính các r theo phương pháp Krylop – Dargnies 130
    Bảng 4. 3: Bảng tính giá trị Zc của tàu lưới rê 130
    Bảng 4. 4: Bảng tính giá trị Yc của tàu lưới rê . 131
    A
    LỜI NÓI ĐẦU
    Đất nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng nên thuận lợi cho sự
    phát triển của ngành khai thác thủy sản nói chung và đội tàu đánh cá vỏ gỗ nói riêng.
    Tuy nhiên, do các mẫu tàu đánh cá thường chỉ được đóng theo kinh nghiệm, chưa
    được tính toán và thử nghiệm thực tế nên gây ra nhiều khó khăn cho công việc quản
    lý. Mặt khác, các mẫu đường hình tàu đánh cá truyền thống ở nước ta hiện nay có độ
    cong và độ gẫy khúc phức tạp nên việc thiết kế các mẫu đường hình trên không chỉ
    gây ra nhiều vấn đề khó khăn mà còn có độ chính xác chưa cao khi mà công việc thiết
    kế đường hình chỉ dừng lại ở các phần mềm thông dụng như phần mềm AutoCAD. Vì
    thế, vấn đề tự động hóa việc vẽ chính xác đường hình và tính toán tính năng cho các
    mẫu tàu đánh cá vỏ gỗ đang là bài toán đã và đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu.
    Vì lý do đó, chúng tôi đã đặt vấn đề và được giao thực hiện đề tài tốt nghiệp với tên
    gọi: “Viết chương trình vẽ đường hình và tính toán tính năng các mẫu tàu khác nhau
    theo mẫu truyền thống tỉnh Ninh Thuận” với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Trần Gia
    Thái.
    Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu ngôn ngữ lập trình AutoLISP và xây dựng thuật toán
    thiết kế đường hình và tính toán tính năng. Trên cơ sở đó, viết chương trình thiết kế
    đường hình và tính toán tính năng theo mẫu truyền thống tại Ninh Thuận, cho phép
    người dùng có thể vẽ đường hình và tính toán tính năng một cách nhanh chóng, đơn
    giản, thuận tiện và nhằm mục đích hướng tới phục vụ cho nhiều cơ sở đóng tàu cá vỏ
    gỗ ở Ninh Thuận.
    Với cách đặt vấn đề như trên, đề tài bao gồm các nội dung sau:
     Chương 1 : Đặt vấn đề
     Chương 2 : Cơ sở lý thuyết
     Chương 3 : Kết quả nghiên cứu
     Chương 4 : Xây dựng cơ sở dữ liệu chương trình
     Chương 5 : Thảo luận kết quả


    CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. TỔNG QUAN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Như đã biết, thiết kế đường hình tàu đánh cá vỏ gỗ và tính toán các tính năng cần thiết
    cho các mẫu tàu cá truyền thống là công việc hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi khối
    lượng công việc lớn và yêu cầu độ chính xác cao. Ngoài ra, khác với khi thiết kế đường
    hình các loại tàu thông dụng khác, đặc điểm của nghề cá tại Ninh Thuận hiện nay, chủ
    yếu là nghề cá nhân dân đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với đường hình của các tàu
    đánh bắt thuỷ sản, khi đa số đều là tàu làm bằng gỗ và các mẫu tàu này hầu như chưa
    được tính toán hoặc thử nghiệm thực tế phù hợp yêu cầu đặt ra mà chủ yếu được lựa chọn
    chỉ vì thói quen và ý thích của các ngư dân của địa phương, tàu đã qua thực tế khai thác
    trong nhiều năm, đồng thời phù hợp với trình độ và kinh nghiệm thi công loại tàu vỏ gỗ
    một cách thủ công của các cơ sở đóng tàu ở các địa phương nghề cá. Đặc điểm trên
    không chỉ gây nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật của các cơ
    quan quản lý tàu thuyền nghề, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ an toàn, hiệu quả
    khai thác và nhiều yếu tố khác của đội tàu đánh cá tại Ninh Thuận hiện nay. Chính vì vậy
    bài toán thiết kế đường hình tàu đánh cá phù hợp với đặc điểm khai thác và tính toán các
    tính năng cần thiết cho các mẫu tàu truyền thống tại Ninh Thuận có ý nghĩa lý thuyết và
    thực tiễn rất quan trọng và hiện cũng đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước
    quan tâm nghiên cứu. Ngoài ra, để tạo thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tế thiết kế và
    chế tạo các tàu đánh cá, nhất là trong điều kiện kinh tế kỹ thuật còn kém, cần phải đặt vấn
    đề xây dựng một phần mềm tự động hoá quá trình thiết kế đường hình và tính toán các
    tính năng cần thiết theo các mẫu tàu đánh cá truyền thống tại Ninh Thuận, cho phép
    người sử dụng ở các cơ sở đóng tàu đánh cá, thường chưa được đào tạo trình độ cao có
    thể tự mình thiết kế và tính toán các tính năng cần thiết cho các mẫu tàu đánh cá theo
    đúng mẫu truyền thống đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Khoa Kỹ thuật Giao thông Trường Đại học Nha Trang -một trong các đơn vị đào tạo truyền thống đội ngũ kỹ sư đóng tàu cá ở Việt Nam hiện nay
    2
    đã thực hiện nhiều dự án thiết kế chuẩn hóa các mẫu tàu đánh cá theo mẫu truyền thống
    cho những địa phương nghề cá điển hình ở nước ta nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói
    riêng. Trong quá trình thực hiện các dự án này, để hỗ trợ cho việc vẽ đường hình của các
    mẫu tàu đánh cá của các địa phương, chúng tôi đã được giao thực hiện đề tài tốt nghiệp
    với tên gọi :
    “ Viết chương trình vẽ đường hình và tính toán tính năng các mẫu tàu khác nhau
    theo mẫu truyền thống tỉnh Ninh Thuận”
    Nội dung đề tài sẽ đi vào nghiên cứu xây dựng phương pháp và thuật toán thiết kế
    đường hình và tính toán tính năng cần thiết đáp ứng được hầu hết các yêu cầu hết sức đa
    dạng của tàu nghề cá Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, viết phần mềm thiết kế đường hình và
    tính toán tính năng cần thiết tàu đánh cá theo mẫu dân gian cho phép người sử dụng có
    thể vẽ được đường hình tàu theo mẫu truyền thống tại Ninh Thuận và tính toán tính năng
    một cách nhanh chóng, trực quan, đơn giản và không cần phải có kiến thức sâu về cơ sở
    lý thuyết nhằm mục đích hướng tới phục vụ cho nhiều cơ sở đóng tàu cá vỏ gỗ ở Ninh
    Thuận
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
    Như đã trình bày ở trên, đa số những tàu đánh bắt thuỷ sản ở nước ta hiện nay nói
    chung và tại Ninh Thuận nói riêng đều thuộc loại tàu cỡ nhỏ, do các ngư dân tự liên hệ để
    đóng mới nên hầu như không có thiết kế kỹ thuật mà chủ yếu đóng dựa theo kinh nghiệm
    và mẫu dân gian truyền thống của từng địa phương. Chỉ sau khi đóng xong con tàu, cơ
    quan quản lý mới tiến hành lập hồ sơ thiết kế hoàn công, do đó đường hình thường được
    xây dựng trên cơ sở đo đạc và vẽ lại những mẫu tàu đã đóng. Trong thời gian gần đây,
    khi mà cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu các tàu nghề cá đóng mới phải có hồ sơ thiết kế
    kỹ thuật thì quá trình thiết kế đường hình của loại tàu này nói chung thường cũng chỉ
    dừng lại ở việc vẽ theo mẫu tàu có sẵn bằng phần mềm thông dụng AutoCAD. Cho đến
    3
    hiện nay, trong lĩnh vực tự động hóa vẽ đường hình của các tàu đánh cá Việt Nam mới
    chỉ có các kết quả nghiên cứu của PGS.TS Trần Gia Thái của Trường Đại học Nha Trang
    thông qua đề tài cấp Bộ với tên gọi ”Tự động hóa thiết kế đường hình tàu đáp ứng nhu
    cầu đa dạng của tàu nghề cá Việt Nam”, trong đó đã công bố phần mềm cho phép thiết
    kế tối ưu đường hình của các mẫu tàu đánh cá Việt Nam
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Riêng trên thế giới hiện nay cũng có khá nhiều phần mềm thiết kế tàu và tính toán các
    tính năng hàng hải uy tín như AutoShip, Fastship (M ỹ), Nepka (Tây Ban Nha), Maxsurf
    (Úc), Nautilus (Na Uy) v v , nhưng sau khi khảo sát hầu hết các phần mềm thiết kế tàu
    nói trên chúng tôi nhận xét thấy, các phần mềm này tuy có nhiều ưu thế rất mạnh trong
    việc thiết kế các loại tàu vỏ thép nhưng khi dùng để thiết kế đường hình của tàu đánh cá
    vỏ gỗ nước ta vẫn còn nhiều điểm hạn chế, cụ thể như sau :
    1) Giá thành phần mềm quá cao, không chỉ vượt quá xa khả năng của các ngư dân
    mà còn của các cơ quan Nhà nước hiện nay
    2) Kỹ thuật vẽ phức tạp, không phù hợp với trình độ sử dụng của các ngư dân
    3) Hầu hết các phần mềm đồ hoạ nói chung và phần mềm thiết kế tàu thủy nói riêng
    hiện nay đều vẽ đường hình tàu theo thuật toán vẽ đường B- Splines như đã biết
    hoặc dùng mặt cong toán học NURBS (Non Uniform Ration B-Spline Surfaces).
    Khi đó, phần mềm thực tế chỉ là công cụ để hỗ trợ cho việc vẽ đường hình tàu
    thủy hoặc theo đường B - Spline, hoặc dựng mặt NURBS để tạo ra bề mặt cong
    vỏ tàu. Một số phần mềm như Prolines lại dùng thư viện các tàu mẫu đã được vẽ
    sẵn và người sử dụng sẽ lấy hình dáng đường hình từ các tàu mẫu đã có trong thư
    viện tàu để chỉnh sửa lại cho đến khi đạt được các yêu cầu đã được đề ra trong
    nhiệm vụ thư. Do đó việc sử dụng những phần mềm như thế thường không mang
    tính chủ động, do phải lệ thuộc khá nhiều vào thư viện các tàu mẫu đã nhập sẵn
    trong phần mềm, kỹ thuật vẽ và nhất là cũng không thật đơn giản, tốn nhiều công
    4
    sức và đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm trong thiết kế và kỹ thuật vẽ
    trên máy tính.
    4) Các tính toán thường được xây dựng dựa theo Quy phạm nước ngoài nên trong
    nhiều trường hợp có thể không phù hợp với yêu cầu của Quy phạm Việt Nam.
    5) Công việc tính toán tính năng trên các phần mềm này đều được thực hiện qua các
    bước khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.
    Vì thế theo ý kiến chúng tôi, việc sử dụng những phần mềm nước ngoài để thiết kế
    đường hình và tính toán tính năng tàu cá ở nước ta nói chung và tại Ninh Thuận nói riêng
    còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những mẫu truyền thống đóng dựa theo kinh
    nghiệm dân gian của từng vùng và do đó cũng khó có thể đáp ứng được các yêu cầu đa
    dạng và phong phú của người sử dụng đối với tàu thiết kế.
    1.3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Mục tiêu đề tài
    Mục tiêu đề tài là xây dựng thuật toán và viết chương trình tự động hóa việc vẽ đường
    hình và tính toán tính năng cho các mẫu tàu đánh cá vỏ gỗ theo mẫu truyền thống tỉnh
    Ninh Thuận đảm bảo các yêu cầu sau:
     Vẽ nhanh chóng và chính xác đường hình của tàu thiết kế theo các mẫu tàu đánh
    cá truyền thống làm các nghề điển hình hiện nay ở Ninh Thuận cụ thể là tàu lưới
    vây, lưới kéo, tàu lưới rê, tàu pha xúc
     Xây dựng chính xác bảng tọa độ đường hình của mẫu tàu thiết kế phục vụ việc
    phóng dạng và đóng mới.
     Tính toán các thông số tính nổi và vẽ các đồ thị cần thiết như: đồ thị Bonjean,
    Thủy tĩnh, Pantokaren, đồ thị ổn định
     Đảm bảo sử dụng dễ dàng và thuận tiện nhằm phục vụ các cơ sở đóng tàu địa
    phương
    5
    1.3.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
    Về lý thuyết, để giải quyết bài toán vẽ đường hình và tính toán tính năng với mục tiêu
    đặt ra trên đây chúng tôi lựa chọn giải pháp lập trình theo phương pháp đồng dạng và một
    số phương pháp tính gần đúng như: phương pháp hình thang, phương pháp Krylop-Dargniers đã được trình bày trong các tài liệu chuyên ngành. Với phương pháp nghiên
    cứu như thế, đề tài được giải quyết dựa trên cơ sở đo đạc thực tế để xây dựng đường hình
    của các mẫu tàu cá khảo sát, tính toán các tính năng tàu mẫu trên phần mềm Autohydro
    đóng vai trò cơ sở dữ liệu cho chương trình. Với cách đặt vấn đề như thế, đề tài gồm các
    nội dung chính như sau :
     Phân tích, lựa chọn những mẫu tàu đánh cá điển hình làm các nghề phổ biến hiện
    nay ở tỉnh Ninh Thuận
     Khảo sát, đo đạc thực tế tọa độ đường hình của các mẫu tàu đánh cá đã được lựa
    chọn
     Xử lý các số liệu đo đạc và xây dựng chính xác đường hình của các mẫu tàu
    đánh cá khảo sát, cơ sở dữ liệu cần thiết của chương trình
     Nghiên cứu xây dựng thuật toán và ứng dụng ngôn ngữ lập trình AutoLISP để
    viết chương trình tự động vẽ đường hình và tính toán tính năng từ các thông số
    kích thước chính của tàu thiết kế trên cơ sở đường hình tàu khảo sát
    Với cách đặt vấn đề như trên, đề tài gồm các chương chính như sau :
    Chương 1: Đặt vấn đề
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu
    Chương 4: Xây dựng cơ sở dữ liệu chương trình
    Chương 5: Thảo luận kết quả
    6
    1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Kết quả khảo sát thực tế các nghề khai thác thủy sản Ninh Thuận hiện nay cho thấy,
    mặc dù có khá nhiều nghề khác nhau nhưng các nghề phổ biến và đạt năng suất cao hiện
    nay ở tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là những tàu làm các nghề lưới vây, lưới kéo, lưới rê và
    pha xúc. Vì thế trong đề tài chỉ giới hạn trong vẽ đường hình và tính toán tính năng của
    các tàu đang làm các nghề này.
    7
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    2.1 . VẼ ĐƯỜNG HÌNH THEO MẪU
    Trong thực tế hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau để thiết kế tuyến hình tàu
    nói chung và tàu đánh cá nói riêng. Một trong những phương pháp vẽ đường hình tàu
    thiết kế được ứng dụng rộng rãi hiện nay đó chính là phương pháp đồng dạng hình học
    (affine) dựa trên bảng tọa độ tàu mẫu. Phương pháp vẽ đồng dạng khá đơn giản và đảm
    bảo được tính trơn đều của tàu thiết kế nếu đường hình của tàu mẫu trơn đều, nhưng có
    nhược điểm là chỉ có thể làm thay đổi được các kích thước chính L, B, T trong khi vẫn
    giữ nguyên các hệ số hình dáng ,  như tàu mẫu. Nói cách khác, phương pháp biến đổi
    đồng dạng chỉ cho phép vẽ đường hình tàu đảm bảo yêu cầu về các kích thước chính
    nhưng chưa đảm bảo được yêu cầu về các hệ số hình dáng. Do đó phương pháp vẽ đường
    hình nói trên thường chỉ được phép sử dụng trong trường hợp tốc độ Vt và số Fr = Vt/
    gL
    của tàu mẫu và tàu thiết kế chênh lệch nhau không nhiều lắm. Trường hợp có sự thay đổi
    tốc độ tàu Vt và số Fr nhưng hệ số béo của tàu mẫu và tàu thiết kế không khác nhau
    nhiều, có thể lấy m = tk và buộc tất cả hệ số hình dáng khác không đổi, tuy nhiên do có
    sự thay đổi tỷ số B/T hoặc H/T nên cần tính lại ổn định và dung tích của tàu. Ưu điểm
    khác của phương pháp này là cho phép xác định các yếu tố chính của tàu thiết kế như
    lượng chiếm nước, vị trí tâm nổi, bán kính tâm nghiêng v v đơn giản và nhanh chóng
    theo các công thức xây dựng dựa trên cơ sở đồng dạng hình học của tàu mẫu và tàu thiết
    kế.
    Xét trong trường hợp tổng quát, khi thay đổi tất cả các kích thước chính thì mối quan
    hệ giữa các yếu tố của tàu thiết kế và tàu mẫu được xác định theo các công thức như sau:
    - Các hệ số hình dáng , , , ,  không thay đổi
    - Thể tích chiếm nước


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. PGS.TS. Trần Gia Thái (2010), Thiết kế tàu thủy, Lý thuyết tàu thủy, Nhà xuất bản
    khoa học và kỹ thuật.
    2. PGS.TS. Trần Gia Thái (2010), Tự động hóa thiết kế tàu thủy, Nhà xuất bản khoa
    học và kỹ thuật.
    3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Lộc – Nguyễn Thanh Trung (2003), Tạo các tiện ích thiết
    kế trên AutoCAD, Lập trình thiết kế với AutoLISP và Visual LISP Tập 1 và Tập 2,
    Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
    4. PGS.TS Nguyễn Cảnh Thanh (2008), Lý thuyết tàu thủy, Nhà xuất bản khoa học
    và kỹ thuật.
    5. George Omura P.O (1997), The’ABC of AutoLISP
    6. Ronald W. Leigh (1998), Alphabetic List of Functions
    7. Kenny Ramage (2002), The AutoLISP Tutorial
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...