Luận Văn Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp

    Lời mở đầu 1


    Chương 1


    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT


    1.1. Khái niệm chung về Viện kiểm sát 4


    1.1.1. Khái niệm Viện kiểm sát .5


    1.1.2. Nhiệm vụ Viện kiểm sát 5


    1.1.3. Chức năng Viện kiểm sát 6


    1.1.4. Vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy nhả nước 8


    1.2. Đôi nét về lược sử hình thành và thay đổi từ Viện công tố sang


    Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam 10


    1.2.1. Quá trình hình thành Viện công tố từ năm 1945 đến năm 1959 .11


    1.2.2. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1959 và Luật tổ chức


    Viện kiểm sát năm 1960 .13


    1.2.3. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1980 và Luật tổ


    chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 .14


    1.2.4. Viện kiểm sát nhân dân theo hiến pháp 1992 và Luật tổ chức


    Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 15


    1.3. Mô hình tổ chức Viện kiểm sát một số nước trên thế giới .17


    1.3.1. Viện công tố Hàn Quốc .17


    1.3.1.1. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động Viện công tố Hàn Quốc .17


    1.3.1.2. về cơ cấu tổ chức 18


    1.3.2. Viện kiểm sát Liên Bang Nga .19


    1.3.2.1. Vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiếm sát 19


    1.3.2.2. về hệ thống tổ chức .20


    1.3.2.3. về cơ cấu tổ chức 20


    1.3.3. Viện kiểm sát Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa 24


    1.3.3.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát .24


    1.3.3.2. về cơ cấu tổ chức 26


    1.3.3.3. Nội dung cải cách Viện kiểm sát Trung Quốc trong thời gian tới 27


    1.3.3.4. Tính tương đồng trong hai mô hình tổ chức giữa Viện kiểm sát


    nhân dân Trung Quốc với Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam .29


    1.4. Cơ sở lý luận của cải cách nền tư pháp nói chung và


    cải cách Viện kiểm sát hiện nay 30


    1.4.1. Một số quan điểm 30

    1.4.1.1. Quyền công tố là gì 30


    1.4.1.2. Cải cách tư pháp 31


    1.4.1.3. Những quan điểm của hoạt động cải cách tư pháp hiện nay 31


    1.4.1.4. Mục tiêu cải cách tư pháp 32


    1.4.2. Sự cần thiết trong hoạt động cải cách tư pháp nước ta .32


    1.4.3. Sự cần thiết của hoạt động cải cách Viện kiểm sát nhân dân 34


    Chương 2


    VIỆN KIỂM SÁT THEO QUY ĐINH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VIỆN KIỀM SÁT TRONG CHIẾN LƯỢC


    CẢI CÁCH TƯ PHÁP


    2.1. Viện kiểm sát theo quy định pháp luật hiện hành .35


    2.1.1. Quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát .36


    2.1.1.1. về quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân 36


    2.1.1.2. về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát .37


    2.1.2. về mặt chức năng của Viện kiểm sát .38


    2.1.3. Hệ thống tổ chức và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát 40


    2.1.3.1. về hệ thống tổ chức Viện kiểm sát 40


    2.1.3.2. về cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát 40


    2.2. Mô hình tổ chức Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp 43


    2.2.1. Những yêu cầu của hoạt động cải cách tư pháp nước ta hiện nay 43


    2.2.1.1. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với cơ quan tư pháp .43


    2.2.1.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với Viện kiểm sát 45


    2.2.2. Chức năng của Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp .46


    2.2.2.1. Chức năng thực hành quyền công tố .46


    2.2.2.2. Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp 48


    2.2.3. Tổ chức bộ máy của Viện kiêm sát trong cải cách tư pháp 49


    2.2.3.1. về hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát các cấp .49


    2.2.3.2. về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát các cấp .50


    2.2.4. Vị trí và vai trò của Viện kiểm sát trong bộ máy nhà nước 52


    2.2.4.1. Vị trí của Viện kiểm sát trong hệ thống bộ máy nhả nước 52


    2.2.4.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống bộ máy nhả nước .54


    2.3. Sự tiến bộ của mô hình Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp


    so vói mô hình Viện kiểm sát trong hiện tại 58


    2.3.1. về chức năng của Viện kiểm sát .58


    2.3.2. về tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát 59

    Chương 3


    MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐÈ XUẤT


    3.1. Những giải pháp chung trong việc hoàn thiện hom mô hình


    Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp Việt Nam 60


    3.1.1. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý 60


    3.1.1.1. Định hướng chung 61


    3.1.1.2. Những bất cập và giải pháp khắc phục trong quy định


    pháp luật hiện hành 63


    3.1.2. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ .68


    3.1.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất 69


    3.1.4. Giải pháp về tính đồng bộ của các cơ quan tư pháp 70


    3.2. Thực tiễn hoạt động của viện kiểm sát nhân dân trong yêu cầu


    cải cách tư pháp .71


    3.2.1. về chức năng Viện kiểm sát nhân dân .71


    3.2.1.1 Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố, điều tra .71


    3.2.1.2 Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 75


    3.2.1.3 Trong công tác kiểm sát hoạt động thi hành án .79


    3.2.1.4 Trong công tác kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam,


    quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù 80


    3.2.2. Một số vấn đề từ công tác tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân


    trong cải cách tư pháp .82


    3.2.2.1 Đối với cơ cấu tố chức Viện kiểm sát trong cải cách tư pháp 82


    3.2.2.2 Trong công tác tố chức cán bộ .85


    3.3. Một số suy nghĩ quanh vấn đề


    “ chuyển viện kiểm sát thành viện công tố” 86


    3.3.1. Viện công tố theo tinh thần nghị quyết số 49 của Bộ chính trị .87


    3.3.2. Những suy nghĩ về vấn đề “chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố” trong thời gian tới 89


    Kết luận .92


    Danh mục tài liệu tham khảo


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Viện kiểm sát nhân dân luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ quan Nhà nước, cùng với Tòa án nhân dân tạo thành hệ thống cơ quan tư pháp trong bộ máy Nhà nước hiện nay. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của mình, Viện kiểm sát đã khẳng định tầm quan trọng, vai trò, vị trí của mình trong bộ máy Nhà nước, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo thực thi pháp luật, đấu tranh phòng chóng tội phạm, hạn chế tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm.


    Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân vẫn bọc lộ những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của toàn ngành trong công tác đấu tranh với tội phạm. Với vai trò quan trọng không thể thiếu đó, cùng với những hạn chế cần được khắc phục của mình, Viện kiểm sát nhân dân cần được tiến hành đổi mói, và yêu cầu về cải cách tư pháp nói chung, cải cách Viện kiểm sát nói riêng đã được đặc ra nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân, điều đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các kì Đại hội mà đặc biệt là Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã chỉ rõ “Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tổ và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thong tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công to, tăng cường trách nhiệm của công tác công tổ trong hoạt động điều tra". Trong khi đó, hệ thống Tòa án nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một so vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; tòa án nhân dân tối cao cỏ nhiệm vụ tong kết kinh nghiệm xét xử Như vậy, để phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân, bắt buộc Viện kiểm sát nhân dân cũng phải tổ chức thành bốn cấp và không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, tuy nhiên, điều đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề quan trọng càn phải được nghiên cứu giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn như việc tổ chức lại mô hình của Viện kiểm sát nhân dân, mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tư pháp khác, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân .


    Chính vì việc nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng nhằm thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp nói chung và cải cách Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, nhằm nâng cao được chất lượng hoạt động của hệ thống cơ quan này, cũng như khả năng đáp ứng những yêu càu mới của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Thế nên, người viết đã chọn đề tài “Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp” để đi vào nghiên cứu những nội dung đó một cách toàn diện hơn.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong bộ máy Nhà nước. Tùy theo từng thời điểm lịch sử với những yêu cầu xã hội nhất định mà ta có những cách thức tổ chức và hoạt động cho hệ thống cơ quan này nhằm hướng đến mục tiêu hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi khách quan của bối cảnh xã hội đó, và qua các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân nước ta đã chứng minh điều đó khi mà Viện kiểm sát luôn có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.


    Trong bối cảnh ngày nay, khi mà đất nước ta đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc cải cách tư pháp, mà quan trọng là thực hiện cải cách lại hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu một cách sâu sắc nhất để có thể thành công trong công cuộc cải cách đó. Cải cách tư pháp là một vấn đề rộng lớn với nhiều khía cạnh khác nhau, trong khuôn khổ Luận văn cử nhân luật, người viết chỉ tập trung vào trình bài hệ thống tố chức, cơ cấu tố chức, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, người viết chỉ phân tích những nội dưng trên trong phạm vi của Tố tụng hình sự mà thôi, không đi vào nghiên cứu trong các lĩnh vực khác cũng như lĩnh vực thuộc hệ thống Quân đội nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta. Chú trọng tìm hiểu thực tiễn, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành kiểm sát nói chưng cũng như đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong cải cách tư pháp.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Tiến hành nghiên cứu mô hình Viện kiểm sát nhân dân hiện nay để tìm ra những điểm hạn chế, chưa bắt kịp sự biến đổi của tình hình xã hội trong thời kì hội nhập ngày nay nhầm đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó, đảm bảo hiệu quả lảm việc của Viện kiểm sát nhân dân trước những yêu cầu, thách thức mới. Đặc biệt, trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay mà nhất là đối với việc cải cách lại hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu thật sâu sắc những điều kiện khách quan của việc tổ chức lại hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, nguyên nhân thúc đẩy việc cải cách, cách thức tiến hành cải cách .để từ đó có thể đề ra những giải pháp hợp lý nhất trong việc tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân một cách có hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời có thể xây dựng lộ trình thực hiện cải cách đó một cách hiệu quả nhất.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu nội dưng đề tài, người viết đã sử dụng những phương pháp chủ yếu như phân tích luật viết để hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật cũng như những điều luật cụ thể, phân tích tổng họp để có thể khái quát lại những nội dung cần diễn đạt giúp người đọc có thể hiểu hết vấn đề đã phân tích, phương pháp thống kê để thể hiện sinh động và chân thức nội dung đang được đề cập, liệt kê những vấn đề cụ thể nhầm tạo tính rõ ràng, rành mạch trong quá trình phân tích cũng như sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những sự khác biệt của vấn đề trong quá trình thực hiện .


    5. Kết cấu của đề tài


    Đề tài nghiên cứu được chia ra làm các phần như sau:


    Lời mở đầu


    Mục lục


    Phần nội dung


    Kết luận


    Danh mục tài liệu tham khảo.


    Trong đó phần nội dưng được chia làm ba chương cụ thể sau:


    Chương 1: Những vấn đề chung về Viện kiểm sát


    Chương 2: Viện kiểm sát theo quy định pháp luật hiện hành và mô hình tổ chức Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp


    Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...