Tài liệu Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Trường Đại học Khoa h

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
    trong giai đoạn mới của Trường Đại học
    Khoa học Xã hội và Nhân văn








    Tóm tắt. Bài báo xác định tầm quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng yêu cầu tăng về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập.
    Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN), bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn có sự bất cập về số lượng và chất lượng, về năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng với bối cảnh hội nhập và phát triển; vận dụng lý luận phát triển nguồn nhân lực vào thực tiễn đề ra các giải pháp cụ thể trong công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, phương pháp nghiên cứu khoa học, quản lý hành chính.







    1. Bối cảnh mới của phát triển giáo dục nói
    chung và giáo dục đại học đại học


    Đất nước ta đang chuyển một giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước coi “con người là vốn quý nhất”. Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ được coi là “quốc sách hàng đầu” [1].









    Trước những yêu cầu tăng về quy mô,
    nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn về trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề bức bách cần sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, xã hội và của ngành giáo dục, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu đào tạo đạt trình độ quốc tế .
    Theo lý luận quản lý nguồn nhân lực [2] việc xây dựng và phát triển đội ngũ gắn chặt với 3 nội dung cơ bản: Quy hoạch đội ngũ - sử dụng, đánh giá đội ngũ và tạo điều kiện môi trường cho đội ngũ phát triển.






    Trong những năm qua, Đảng uỷ, Ban
    Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã triển khai việc quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhưng đứng trước những yêu cầu mới thì đội ngũ cán bộ của nhà trường vẫn còn có sự bất cập về số lượng và chất lượng, về năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng với bối cảnh hội nhập và phát triển.






    2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường


    Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là một trường đại học có truyền thống, đã xây dựng được thương hiệu có uy tín cao không chỉ ở trong nước mà còn trong giới khoa học quốc tế. Trường có 14 khoa và 3 bộ môn trực thuộc. Vào thời điểm giữa năm 2007, tổng số cán bộ viên chức (CBVC) cơ hữu của nhà trường gồm 480 người (354 giảng viên và 126 cán bộ hành chính), trong đó có 49 giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) (chiếm 13%); 276 tiến sĩ khoa học (TSKH), tiến sĩ và thạc sĩ (chiếm 78%).
    Số cán bộ tham gia công tác quản lý kể từ phó chủ nhiệm bộ môn và phó phòng ban trở lên gồm 134 người (chiếm 27,1% tổng số CBVC) chưa kể số cán bộ tham gia công tác đoàn thể.
    Nhìn vào đội ngũ cán bộ của nhà trường
    hiện nay nổi lên một số vấn đề, đó là: Số
    lượng giảng viên còn thiếu so với công việc phải đảm nhận. Với số lượng 365 giảng viên, trung bình mỗi giảng viên phải đảm nhận khoảng 300 tiết trực tiếp đứng lớp mỗi năm học. Việc bổ sung cán bộ hàng năm chỉ kịp bù
    vào số giảng viên nghỉ hưu.

    Tỷ lệ nữ trong cán bộ giảng dạy trẻ quá
    cao và tiếp tục có xu hướng tăng lên. Tổng số giảng viên từ 35 tuổi trở xuống gồm 174 người (chiếm gần 50% số giảng viên toàn
    trường), trong đó giảng viên nữ có 111 người (chiếm 63,5%).
    Số lượng thạc sĩ tăng nhanh nhưng số lượng tiến sĩ tăng không đủ vượt số tiến sĩ nghỉ hưu. Số lượng PGS tăng đều hàng năm nhưng số GS giảm đột ngột. Trình độ nghiệp vụ, kiến thức quản lý hành chính nhà nước của cán bộ hành chính còn hạn chế, năng lực về tin học chưa thật tốt.






    3. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu


    Căn cứ vào những quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và hướng tới mục tiêu xây dựng nhà trường xứng tầm một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, tiến dần đạt trình độ khu vực và quốc tế, Hiệu trưởng Nhà trường đã ban hành “Quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, viên chức trong Trường Đại học Khoa học Xã hôị và Nhân văn” làm căn cứ để mỗi cán bộ viên chức của trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuẩn hoá các chức danh và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ viên chức.
    Theo định hướng phát triển của Nhà
    trường, vào năm 2010, tổng số CBVC sẽ là 580
    - 600 cán bộ, trong đó có 470 - 480 giảng viên.
    Để có tỷ lệ giảng viên là TS, TSKH đạt 40%
    cần có 170 - 180 TS và TSKH và tỷ lệ GS, PGS đạt 16% cần 76 GS, PGS.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...