Tài liệu Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp


    quyền ở nước ta




    Năm 2001, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX lần đầu tiên chính thức khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thể chế hoá chủ trương, đường lối đó, Quốc hội khoá X đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã được bổ sung nội dung về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


    Tuy chung quanh khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” còn có những quan điểm khác nhau1, nhưng có một nhận thức thống nhất là
    trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn2.




    Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Việc Nhà nước tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực. Ngược lại, việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả đặt ra yêu cầu tất yếu là Nhà nước phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.


    1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật




    1.1. Thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu chính sách

    Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Chẳng hạn, việc ban hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi trên mô tô, xe máy là nhằm giảm thiểu các chấn thương vùng đầu có thể dẫn đến tử vong khi xảy ra tai nạn giao thông. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phải tiến hành thực hiện báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản trước khi tiến hành soạn thảo là nhằm nâng cao tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành.


    Khi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực, yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện văn bản này là phải đạt được những mục tiêu chính sách khi ban hành văn bản. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu không đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng không có giá trị thực tế. Chính vì vậy, hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là để hướng hành vi của các chủ thể trên thực tế đến một mục tiêu nào đó chứ không phải là để trưng bày hoặc chỉ để có “đầy đủ” các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội.


    Đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không đạt được những mục tiêu đã định sẽ làm giảm tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, và có thể dẫn tới việc làm giảm ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, vốn là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất đối với hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật.


    1.2. Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý




    Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thì yếu tố chi phí luôn phải được đề


    cập đến.

    Thực tế cho thấy, để đạt được một mục tiêu chính sách nào đó, có thể có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, nguồn lực của một quốc gia lại có giới hạn. Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là chi phí thực hiện phải ở một mức độ hợp lý. Song, cũng cần lưu ý là chi phí tổ chức thực hiện ở đây phải được xem xét trên tổng thể toàn xã hội chứ không chỉ giới hạn trong khoản chi phí tổ chức thực hiện do Nhà nước bỏ ra.


    Để đánh giá mức độ hợp lý của chi phí tổ chức thực hiện pháp luật, người ta thường áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Thông thường, có ba hình thức đánh giá chi phí phổ biến là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...