Tài liệu Việc thực hiện chính sách dân tộc và nhu cầu đổi mới thực hiện chính sách dân tộc ở kiên giang

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ NHU CẦU ĐỔI MỚI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở KIÊN GIANG
    1.1. Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở Kiên Giang
    Phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân của cả nước. Đó là trách nhiệm chung của cả nước, nhưng trước hết là đảng bộ, chính quyền và nhân dân vùng núi và vùng dân tộc thiểu số phải tự lực, tự cường và tự vươn lên để từng bước tiến kịp đồng bào dân tộc đa số.
    Thực tế, ở Kiên Giang Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức thực hiện Chỉ thị 68 của Ban Chấp hành Trung ương ở vùng đồng bào Khơ-me đã tạo được sự chuyển biến quan trọng. Tuy vậy, thực chất của công tác dân tộc là công tác vận động quần chúng. Do đó, các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm hơn, thu hút ngày càng nhiều đồng bào dân tộc Khơ-me và sư sãi tham gia các tổ chức xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, thúc đẩy phong trào sản xuất và bảo vệ an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc Khơ-me có bước chuyển biến tốt hơn, góp phần ổn định tình hình chính trị trong tỉnh. Bộ máy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc cần được ổn định và tăng cường, đặc biệt là cần có nhiều cán bộ người dân tộc tham gia, có như vậy việc tuyên truyền giáo dục đường lối chính sách mới kịp thời, đoàn kết sư sãi yêu nước ở cơ sở, hoạt động đạt hiệu quả thiết thực.
    Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc ở nước ta tuy đã được bàn luận nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
    Nhờ những quan điểm đúng đắn, nhiều chính sách và chủ trương đã được ban hành, trong đó có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiều chương trình dự án đầu tư cho miền núi và các vùng dân tộc đã tạo ra những biến đổi đáng kể, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc được cải thiện trên nhiều mặt.
    Ngày nay, vui mừng trước sự chuyển biến ở vùng đồng bào dân tộc, đồng thời cũng còn băn khoăn đến nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết đầy đủ, ví dụ: nhiều sắc thái văn hóa dân tộc đã phần nào bị mai một, tỉ lệ hộ nghèo đói còn cao . trong khi một bộ phận đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt thì một bộ phận đáng kể khác vẫn còn rất khó khăn và thiếu thốn, khoảng 50% số hộ mức sống trung bình, khoảng 40% số hộ nghèo đói. Đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta, phần lớn đều có quan hệ đồng tộc với các nước láng giềng. Vì vậy, vấn đề dân tộc, không chỉ là vấn đề nhạy cảm đối với trong nước mà còn dễ nhạy cảm xét từ mối quan hệ bên ngoài.
    Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang, một số vấn đề bức xúc đang cần được giải quyết là:
    - Đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người nông dân Khơ-me Nam Bộ nói chung, và người nông dân Khơ-me Kiên Giang nói riêng đang thiếu đất sản xuất. Đất là một trong những tài nguyên thiên nhiên, quí giá nhất của cư dân đồng bằng Nam Bộ, là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp. Đồng bào dân tộc Khơ-me Kiên Giang chủ yếu là dân cư nông nghiệp, sản xuất độc canh cây lương thực, ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển, vùng đất cư trú của đồng bào dân tộc Khơ-me nhiễm phèn mặn, thiếu nước ngọt, do áp lực gia tăng dân số, vì vậy nhu cầu ruộng đất đối với đồng bào dân tộc Khơ-me rất cao.
    Hiện vẫn còn tình trạng người dân tộc thiếu đất sản xuất, đất rừng, đồi núi chưa giao khoán hết cho những người chủ, số đông đồng bào không có điều kiện canh tác với kỹ thuật tiến bộ hợp lý, cho nên nạn du canh, du cư, phá rừng vẫn xảy ra liên tục. Hơn nữa, tình trạng tranh chấp đất đai, đặc biệt giữa những cư dân và chủ mới . đến nay vẫn đang gia tăng. Sự tranh chấp diễn ra giữa những người thân tộc với nhau, giữa người Kinh và người Khơ-me . tập trung ở các huyện Gò Quao, An Biên, Châu Thành, Hòn Đất, Hà Tiên . đã có hàng ngàn đơn khiếu kiện gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các dân tộc. Việc chuyển nhượng, cầm cố sang bán đất đai diễn ra khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc Khơ-me. Nguyên nhân phần lớn là do sự đói nghèo của cư dân thuần nông, chủ yếu chỉ trồng cây lúa, đặc biệt tập trung ở đồng bào dân tộc thiểu số. Vì nghèo đói, thiếu thốn họ phải vay nợ, phải bán lúa non, vay nặng lãi. Cuối cùng phải sang bán đất, hoặc có đất ruộng nhưng không có vốn để sản xuất nên phải bán đất, để rồi lại đi làm thuê ngay trên mảnh đất của mình để sống qua ngày. Mặt khác, một số đồng bào dân tộc thiểu số bị mất đất gốc khi di dời trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Những lý do nêu trên dẫn đến kết quả là đồng bào dân tộc Khơ-me ở nông thôn thiếu đất (tư liệu sản xuất) đội quân thất nghiệp tăng lên, phân hóa giàu nghèo tăng nhanh. Cũng do đó, tình trạng khiếu kiện kéo dài, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ổn định, phát triển kinh tế ở những nơi đồng bào dân tộc Khơ-me đang sống. Vì vậy, các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền, các ngành cần thấy rõ vấn đề này, đang đặt ra bức xúc trong đời sống của đồng bào dân tộc và cần phải có những giải pháp kịp thời, ngăn chặn tình trạng tranh chấp đất đai, giải quyết việc thiếu đất sản xuất của đồng bào.
    - Đồng bào dân tộc Khơ-me Kiên giang hiện nay trình độ dân trí thấp so với đồng bào dân Kinh, đồng bào Hoa cùng cư trú trên địa bàn. Các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của đồng bào dân tộc Khơ-me đang gặp khó khăn, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, còn tồn tại những tập tục lạc hậu như: ma chay, cưới xin, mê tín dị đoan ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng đời sống văn hóa mới, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực sản xuất hạn chế, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi cây trồng phát triển kinh tế địa phương còn rất khó khăn. Trong thời gian gần đây, được sự trợ giúp của một số người Khơ-me ở nước ngoài, các cuộc lễ hội, sửa chữa chùa kéo dài . gây tốn kém tiền của và làm cho việc thực hiện quy định của Nhà nước chưa nghiêm. Một số vùng đồng bào dân tộc Khơ-me cư trú đang xuất hiện đạo tin lành và đạo thiên chúa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...