Tiểu Luận Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1. TỔNG QUAN VỀ FDI 1
    1.1. Khái niệm 1
    1.2. Đặc điểm . 2
    1.3. Các hình thức FDI3
    1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư 3
    1.3.2 Phân theo bản chất dòng vốn 3
    1.3.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư . 3
    1.4. Những nhân tố thúc đẩy FDI 3
    1.5. Lợi ích của việc thu hút FDI . 4
    2. FDI Ở VIỆT NAM . 5
    2.1. Sức hút và hạn chế5
    2.1.1 Sức hút 5
    2.1.2 Hạn chế 6
    2.2. Thực trạng8
    2.2.1 Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam 8
    2.2.2 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 18
    2.3. Đánh giá và giải pháp thực hiện 23
    2.3.1 Đối với việc thu hút và sử dụng FDI 23
    2.3.2 Đối với việc đầu tư ra nước ngoài . 26
    3. KẾT LUẬN . 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 2


    LỜI MỞ ĐẦU
    Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy nước ta gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương) .một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “ nóng” lên, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Nhìn vấn đề ở chiều thứ hai Việt Nam không chỉ là nước thu hút đầu tư mà còn phát triển ra nước ngoài, một số thương hiệu Việt đã tìm được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài. Trước tình hình đó, để có thể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam”
    Đây không phải là một đề tài mới mẻ, có rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và phân tích vấn đề trước nhóm chúng tôi. Do đó, trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng tôi đã rút ra những kết luận chung, tổng hợp thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn một số kiến thức cần thiết để có cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế Việt Nam hiện nay nói chung và việc sử dụng FDI nói riêng.
    1. Tổng quan về FDI
    1.1 Khái niệm
    Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. Theo Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
    Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
    Có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI nhưng chung quy lại có thể hiểu: “Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...