Luận Văn Việc sử dụng thí nghiệm trong việc dạy học vật lý lớp 9 ở một số trường trung học cơ sở - An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí 9 ở một số
    trường THCS- AG”. Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thực
    tiễn, thống kê toán học, quan sát và tổ chức hội thảo để thu thập các thông tin liên quan
    đến nội dung của vấn đề nghiên cứu.
    Để thực hiện chúng tôi đã tiến hành soạn thảo một hệ thống câu hỏi cho 22 bài thí
    nghiệm cụ thể của chương trình vật lí 9 và tiến hành phát phiếu hỏi kiến đến 60 GV
    (giáo viên) đang giảng dạy vật lí lớp 9 mỗi GV phải trả lời 19 phiếu (mỗi phiếu đề cập
    đến 5 vấn đề lớn như: trang thiết bị, tình hình sử dụng TN (thí nghiệm) để giảng day,
    nhận xét bộ dụng cụ TN, hình thức tổ chức TN, nhận xét đặc điểm từng bài học có TN)
    bao gồm khoảng 475 câu hỏi đồng ý hay không đồng ý về các vấn đề khác nhau của
    từng bài TN. Chúng tôi cũng có thư gửi đến các GV yêu cầu có những bài viết kinh
    nghiệm sử dụng thiết bị TN để giảng dạy vật lí lớp 9.
    Chuẩn bị tốt hội thảo với các nội dung: nhìn lại việc sử dụng thí nghiệm để dạy học
    vật lí 9 trong năm học 2005-2006 ở 20 trường THCS của tỉnh An Giang, những khó
    khăn vướng mắc của giáo viên cần được giải quyết về mặt chuyên môn, về mặt kỹ thuật
    và về mặt cơ chế để thực hiện thí nghiệm giảng dạy vật lí 9. Hướng khắc phục của nơi
    đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy của nhà sản suất và cung cấp thiết bị thí
    nghiệm và của các nhà quản lí giáo dục; Chúng tôi giới thiệu đến cách tiếp cận sử dụng
    thiết bị nghe nhìn hỗ trợ cho thí nghiệm vật lí 9 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo
    của học sinh khi học vật lí.
    Kết quả thu được: Các trường THCS được trang bị bộ dụng cụ TN tối thiểu theo qui
    định của Bộ GD&ĐT khá đầy đủ, bộ dụng cụ trang bị không được chuẩn xác cao, độ
    bền kém. Chỉ có 72% giáo viên sử dụng TN để giảng dạy, số bài thực hiện TN trên lớp
    thành công thấp dưới 50%, đa số các TN biểu diễn HS khó quan sát. Điều kiện để giáo
    viên sử dụng TN để giảng dạy kém cụ thể: Không có phòng học bộ môn, quản lí và bảo
    quản thiết bị có nhiều khâu bất cập làm mất thời gian giáo viên khi cần sử dụng. Phòng
    học không đủ điều kiện để tiến hành TN ví dụ: ánh sáng, điện, mặt bàn, Đa đố giáo
    viên hướng thú với việc kết hợp TN với các phương tiện nghe nhìn hiện đại trong dạy
    học vật lí hiện nay.
    Giải pháp đề xuất: Khẩn trương có phòng học bộ môn cho các bộ môn có thực hành thí
    nghiệm ở các trường THCS, mua sắm thay thế các thiết bị hư hỏng kịp thời. Cải tiến
    công tác sinh hoạt chuyên môn bằng cách đưa vào nội dung những chuyên đề khai thác
    và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả. Ứng dụng và khai thác các thiết bị nghe nhìn hỗ
    trợ cho TN trong dạy học. Xác định lại tầm quan trọng của việc sử dụng TN và việc sử
    dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại hỗ trợ TN vật lí trong giảng dạy ở nhà trường
    phổ thông, trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hiện nay.
    ----------------
    Trang 1
    DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
    Bảng 1: Danh mục các bài dạy có sử dụng TN bắt buộc trong chương trình lớp 9
    THCS mà chúng tôi tìm hiểu điều tra (trang 10);
    Bảng 2: Mô tả thực trạng trang thiết bị tại một số trường THCS (trang 11);
    Bảng 3: Thực trạng sử dụng thiết bị để giảng dạy ở một số trường được tiến hành
    khảo sát (trang 12);
    Bảng 4: Nhận xét của giáo viên về quá trình sử dụng TN để giảng dạy (trang
    13);
    Bảng 5: Điều kiện tiến hành TN để giảng dạy ở một số trường THCS tại An
    Giang (trang 13).
    ---------------------------
    Trang 2
    Chương MỞ ĐẦU
    I. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề sử dụng TN vật lí 9 .
    II. Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu thực trạng sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Vật lí 9 ở trường
    THCS nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm để đổi mới
    phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lí 9 ở trường THCS.
    III. Lý do chọn đề tài
    Xã hội loài người đang bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ mà tri
    thức và kỹ năng con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Sự
    phát triển đó đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải có một sự đổi mới cao độ trong nhận
    thức khoa học và phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
    sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin. Đồng thời đào tạo những con người đủ
    năng lực sáng tạo, có kiến thức, có cách giải quyết mới để làm chủ khoa học kỹ thuật
    hiện đại. Đây cũng là một đòi hỏi có ý nghĩa chiến lược của đất nước ta trong nhiệm vụ
    giáo dục đào tạo.
    Cùng với xu thế chung của cả thế giới, nước ta cũng đang phát động phong trào đổi
    mới phương pháp dạy học từ các Trường Đại học đến các Trường phổ thông nhằm phù
    hợp với nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần 2
    khóa VIII xác định “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập
    dân tộc và chủ nghĩa xã hội , làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy
    sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi ” . Cũng trong Nghị quyết này chỉ rõ: " Đổi mới
    mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
    thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến
    và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học,
    tự nghiên cứu cho học sinh .". Tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng lại được nhấn mạnh trong
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đổi mới phương pháp giảng dạy, phát
    huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành ngoại
    khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”
    Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội, ngành Giáo dục - Đào tạo đang từng bước
    triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông bắt đầu từ năm học 2002 -
    2003. Mục tiêu quan trọng nhất của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này
    là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học ở trường phổ thông.
    Thực trạng giáo dục ở nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc giảng dạy kiến thức
    cho học sinh nói chung và kiến thức Vật lí nói riêng vẫn còn được tiến hành theo lối
    "thông báo - tái hiện", học sinh phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và
    tiến hành các thí nghiệm Vật lí. Thực tế dạy học như vậy đòi hỏi phải có những thay đổi
    có tính chiến lược và toàn cục về phương pháp giảng dạy bộ môn ở trường phổ thông.
    Tìm ra hướng giải quyết vấn đề này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học
    theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự góp phần quan trọng
    của thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác.
    Trang 3
    Vật lí học là một khoa học thực nghiệm, vì vậy sử dụng thí nghiệm Vật lí và các
    phương tiện dạy học khác nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong
    nhà trường là một biện pháp hữu hiệu nhất. Việc giảng dạy bộ môn Vật lí ở trường phổ
    thông hiện nay cần phải được tiến hành thông qua việc tăng cường phối hợp sử dụng các
    thí nghiệm Vật lí. Sự cần thiết phải sử dụng các thí nghiệm Vật lí trong quá trình dạy
    học còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng
    dẫn của giáo viên và nó có tác dụng rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức
    của học sinh trong giờ học Vật lí ở trường trung học cơ sở (THCS).
    Trong thực tiễn giảng dạy theo chương trình nội dung sách giáo khoa mới hiện
    nay (triển khai đại trà năm học 2005-2006), rất nhiều giáo viên lúng túng khi sử dụng
    các thiết bị dạy học đặc biệt là phối hợp sử dụng các thiết bị đó trong quá trình dạy học
    gặp rất nhiều khó khăn. Trước sự phát triển ngày càng nhanh về khoa học công nghệ đòi
    hỏi giáo viên phải có một sự năng động sáng tạo trong việc sử dụng các thiết bị dạy học
    đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc
    THCS. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí 9
    ở một số trường THCS- AG”.
    IV. Khả năng triển khai ứng dụng, triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài
    Nếu giờ học Vật lí lớp 9 ở các Trường THCS được tổ chức bằng cách tăng cường
    sử dụng phối hợp thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
    thì chất lượng học tập của học sinh THCS sẽ được nâng cao.
    Những bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những nhược điểm của mỗi
    bài thí nghiệm đem lại lợi ích thiết thực cho người thầy giáo trực tiếp giảng dạy hoàn
    thiện tốt hơn bài giảng của mình;
    Kết quả nghiên cứu cũng đem lại cho các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn
    khách quan và thực tiễn việc dạy học Vật lí đang diễn ra hiện nay, để có biện pháp điều
    chỉnh quản lý kịp thời.
    Các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị dạy học có ý thức phục vụ đúng yêu cầu
    thực tiễn dạy học đặt ra.
    Các nhà sư phạm có định hướng đào tạo giáo viên theo đúng yêu cầu thực tiễn đề
    ra.
    V. Nội dung nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá thực trạng 1 năm thực hiện thay sách lớp 9 trong việc sử dụng thí
    nghiệm để dạy học ở 20 trường THCS An Giang (những thuận lợi, khó khăn, làm được
    và chưa làm được);
    Tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc sử dụng các thí
    nghiệm trong quá trình dạy học Vật lí 9;
    Lựa chọn các giải pháp tốt, làm bài học cho việc đào tạo giáo viên ở nhà trường
    sư phạm và bài học kinh nghiệm cho giáo viên đang giảng dạy Vật lí THCS.
    Trang 4
    VI. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Nghiên cứu cơ sở lý luận tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ môn
    theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THCS.
    Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cùng với các chỉ
    thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các
    cấp học, bậc học mà cụ thể ở cấp THCS.
    Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ dạy học của bộ môn Vật lí ở trường THCS
    hiện nay.
    Nghiên cứu vai trò của phương tiện dạy học và sử dụng phối hợp chúng nhằm
    phát huy vai trò của phương tiện dạy học Vật lí trong việc tích cực hoá hoạt động nhận
    thức của học sinh THCS.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường THCS để nắm bắt thực trạng
    của việc trang thiết bị và sử dụng các phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí hiện nay
    ở các trường THCS.
    Xây dựng các mẫu, phiếu điều tra để có cơ sở cho việc cần phải đổi mới phương
    pháp dạy học Vật lí hiện nay ở các trường THCS, những khó khăn và thuận lợi nhất định
    trong việc sử dụng phương tiện trong dạy học.
    Ý kiến phản ánh của giáo viên xung quanh thiết bị dạy học được trang bị hiện
    nay.
    - Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để rút ra kết quả từ việc điều tra thực tiễn.
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp hội thảo thu thập thông tin.
    VII. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm sẵn có và tự làm
    để dạy học trên lớp của môn học Vật lí lớp 9 THCS;
    - Chọn 20 Trường THCS trên địa bàn tỉnh AG, do Phòng Giáo dục giới thiệu để
    tiến hành điều tra khảo sát;
    - Nghiên cứu một số phần mềm dạy học và phương tiện nghe nhìn hỗ trợ cho các
    bài TN vật lí 9.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...