Luận Văn Việc sử dụng Incoterms 2000 ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Việc sử dụng Incoterms 2000 ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÈ INCOTERMS .4


    1.1 Khái niệm 4


    1.2 Tìm hiểu 7 ấn bản của Incoterms 6


    1.3 Nội dung Incoterms 2000 .9


    CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG INCOTERMS 2000 Ở VIỆT NAM .18


    2.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam 18


    2.1.1 Hoạt động xuất khẩu 18


    2.1.1.1 Kim ngạch và tốc độ gia tăng kim ngạch 18


    2.1.1.2 Mặt hàng xuất khẩu 19


    2.1.2 Hoạt động nhập khẩu .20


    2.1.2.1 Kim ngạch và tốc độ gia tăng kim ngạch 20


    2.1.2.2 Mặt hàng nhập khẩu .21


    2.2 Việt Nam sử dụng chủ yếu hai điều kiện FOB và CIF trong hoạt động xuất


    nhập khẩu .22


    2.2.1 Điều kiện FOB .23


    2.2.2 Điều kiện CIF 28


    2.3 Thuận lọi và khó khăn trong việc lựa chọn xuất FOB nhập CIF 34


    2.3.1 Thuận lợi .34


    2.3.2 Khó khăn .35


    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 41


    3.1 Thực trạng sử dụng Incoterms 2000 ở Việt Nam .41


    3.2 Hướng hoàn thiện 44


    KẾT LUẬN 50


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Sự Cần thiết của đề tài.


    Chưa bao giờ như hiện nay, Chính phủ cùng các doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm đến hoạt động ngoại thương, hiệu quả và tính canh trạnh của các ngành hàng xuất khẩu là những chỉ tiêu hàng đàu đánh giá khả năng hội nhập của một nền kinh tế trong tiến trình mở cửa kinh tế với bên ngoài. Hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong những năm trở lại đây có nhiều bước chuyển biến vượt bậc: tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nhanh, từ chỗ kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ ở mỗi ngành hàng thì nay nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam giữ vị trí thứ hạng cao có khả năng tham gia chi phối thị trường thế giới và khu vực như gạo, cà phê, cao su, tiêu; từ chỗ cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn, chuyển sang nâng cao tỷ trọng nhập khẩu trang thiết bị, máy móc và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động ngoại thương vẫn chưa được nâng lên đáng kể: xuất khẩu dưới dạng thô, dưới dạng gia công còn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất hàng xuất khẩu còn bị lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thô lỗ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa và xuất khẩu còn hạn chế, nhập siêu còn duy trì ở mức độ cao. Một trong những nhân tố tác động đến tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa sử dụng có hiệu quả và vận dụng đúng các điều kiện thương mại quốc tế ( Incoterms ). Xuất FOB - nhập CIF gần như là hiện tượng phổ biến, ít thay đổi cùng với tiến trình mở rộng sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, hậu quả: xuất khẩu theo giá thấp, nhập khẩu với giá cao, việc xuất khẩu những sản phẩm vô hình của ngành dịch vụ vận tải, bảo hiểm bị hạn chế. Việc vận dụng không đúng điều kiện Incoterms chưa tạo cơ sở pháp lý chuẩn để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Để góp phần giải quyết vấn đề: nâng cao hiệu quả kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu thực trạng sử dụng Incoterms, các nhân tố tác động đến việc sử dụng đúng, có hiệu quả Incoterms, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp.


    2. Đối tượng nghiên cứu.


    Việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu rõ những nội dung cơ bản của đề tài, đồng thời còn xác định được khuynh hướng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của nó. Theo nội dung của mình, đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai điều kiện FOB - CIF của Incoterms 2000 trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Qua đó khắc phục những hạn chế để hoàn thiện hơn.


    3. Mục tiêu nghiên cứu.


    Việc xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những định hướng vững chắc cho quá trình thực hiện đề tài, đồng thời làm cho việc thực hiện đề tài không đi lệch khỏi những định hướng đã chọn.


    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần xây dựng cơ sở lý luận nhằm để hoàn thiện việc sử dụng các điều kiện thương mại Incoterms trong hoạt động xuất nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thu được nhiều lợi nhuận cao hơn.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Trong đề tài, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


    - Phương pháp duy vật lịch sử để đánh giá vấn đề.


    - Phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh.


    - Phương pháp tiếp cận thông tin: dựa trên những quy định của pháp luật và sách báo, tạp chí.


    - Cùng một số phương pháp nghiên cứu khác mà người viết đã vận dụng để hoàn thành bài luận văn này.


    5. Bố cục của đề tài.


    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhằm tạo ra một bố cục chặt chẽ, logic . Ngoài lời nói đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:


    - Chương 1: Khái quát chung về Incoterms.


    Ở chương này người viết chủ yếu chỉ khái quát về Incoterms 2000, so sánh Incoterms 2000 với Incoterms 1990, sơ lược về 7 ấn bản của Incoterms giúp người đọc nắm bắt được những nét cơ bản về Incoterms.


    - Chương 2: Thực trạng ứng dụng Incoterms ở Việt Nam.


    Ở chương này, người viết lần lượt nêu ra tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam và phân tích hai điều kiện FOB - CIF.


    - Chương 3: Giải pháp và hướng hoàn thiện.


    Trên nền tảng chương 2, người viết tổng kết, đánh giá lại tình hình sử dụng Incoterms ở Việt Nam, những hạn chế và nêu lên đề xuất của mình.

    Luận văn nghiên cứu với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn nên ở một khía canh nhất định nào đó đã làm rõ những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra. Mặc dù vậy, do trình độ nghiên cứu còn hạn ché nên không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Người viết rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô, các bạn sinh viên và những người có quan tâm để luận văn này được tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...