Tài liệu Việc quy định các tiêu chuẩn lao động ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiêu chuẩn lao động (labour standards) là những quy phạm về điều kiện lao độngđược xác lập dưới những hình thức nhất định làm cơ sở cho việc xây dựng và vận hành quan hệ lao động. Các tiêu chuẩn lao động được đưa ra với những mục đích chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Song động cơ chính yếu là nhằm thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện lao động và thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật lao động. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn lao động được xây dựng sẽ tạo ra nền tảng để các bên cùng phấn đấu vì sự phát triển xã hội trong lao động và giải quyết những vấn đề liên quan đến những yêu cầu của tổ chức công đoàn đặt ra trong tương quan lực lượng của quan hệ lao động.
    Tiêu chuẩn lao động được Tổ chức lao động quốc tế xây dựng, được thể hiện trong các công ước và các khuyến nghị có giá trị đối với các quốc gia thành viên trong đó đặc biệt có ý nghĩa đối với các quốc gia phê chuẩn. Trong thực tế xảy ra trường hợp các quốc gia chưa phê chuẩn các công ước hoặc khuyến nghị nhưng vẫn có thể chuyển tải tinh thần của công ước hoặc khuyến nghị đó vào pháp luật quốc gia.
    Trong từng quốc gia, việc xây dựng các tiêu chuẩn lao động là việc làm có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Với tư cách là các quy phạm nền tảng, như đã đề cập, các tiêu chuẩn lao động chính là cơ sở pháp lí chi





    phối các bên trong quan hệ lao động. Nó giúp cho Nhà nước kiểm soát được tình hình xây dựng, thực hiện các quan hệ lao động nhằm xây dựng văn hóa lao động và hòa bình công nghiệp.
    Trước khi có Bộ luật lao động (1994), Việt Nam đã chú trọng quy định và thi hành các tiêu chuẩn lao động nhưng lại chưa hình dung một cách đầy đủ về khái niệm tiêu chuẩn lao động. Những nội dung cơ bản về lao động được pháp luật quy định bao gồm:
    + Không thừa nhận sự bóc lột lao động Quan điểm này bắt nguồn từ đường lối
    của đảng cầm quyền về việc xây dựng một
    xã hội không có người bóc lột người và quy định của Hiến pháp.(1) Tuy nhiên, cũng từ quan điểm này đã dẫn đến chỗ trong một
    thời gian dài Nhà nước không thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, cá thể mà chú trọng phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
    + Bảo vệ trẻ em
    Trẻ em là đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt. Theo các quy định của pháp luật, trẻ em là đối tượng không phải tham gia lao động mà được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
    bởi gia đình và toàn xã hội.(2) Những người
    Việt Nam muốn tham gia vào hệ thống lao
    động có tính xã hội hoá cao, tức là làm việc





    trong các cơ quan, xí nghiệp đều phải đủ 18 tuổi trở lên.(3) Điều này không chỉ áp dụng trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước mà còn
    áp dụng cho người lao động Việt Nam làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.(4) Đến khi có Pháp lệnh
    hợp đồng lao động (30/8/1990), Nhà nước mới cho phép người lao động đủ 15 tuổi trở lên đến đủ 18 tuổi có quyền tham gia lao động trên cơ sở kí kết hợp đồng lao động.(5)
    + Đảm bảo việc làm và các quyền lợi cho công nhân - viên chức nhà nước và người lao động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...