Luận Văn Việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH của Việt Nam hiện na

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH của VN hiện nay



    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong thời đại ngày nay, khi loài người đã bước sang cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 3 thì khoa học kỹ thuật đã thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp như lời Mác đã tiên đoán. Với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các sản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong tiến trình phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại. Biện chứng của sự phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi con người phải bộc lộ đầy đủ hơn nữa "sức mạnh của bản chất con người" của mình một cách hiện thực và sinh động hơn, phong phú và đa dạng hơn, văn hoá và trí tuệ với những cá tính độc đáo và những phẩm chất năng động, sáng tạo của con người hiện đại. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
    Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước mục tiêu quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nguồn nhân lực chính là chìa khoá của sự thành công. Nguồn nhân lực với trình độ tiên tiến sẽ chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Với một nước đang ở trình độ thấp kém phát triển như nước ta hiện nay không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao dần chất lượng của người lao động, phát huy nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu lớn lao của toàn dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
    1. Biện chứng của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự phát triển kinh tế xã hội.
    a. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong đó sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất được tiến hành bằng phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Cho đến nay, lịch sử loài người đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là công xã nguyên thủy, nô lệ phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao.
    Trong quá trình lao động sản xuất, một mặt là quan hệ giữa con người với tự nhiên - lực lượng sản xuất, mặt khác là quan hệ giữa với người người tức là quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là, sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất đây là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ lịch sử loài người, là quy luật biến đổi phát triển của các phương thức sản xuất. Trước hết ta tìm hiểu về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    - Lực lượng sản xuất đó là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật mà trong mối quan hệ với nhau tạo thành sức sản xuất của xã hội. Như Mác đã nói lực lượng sản xuất bao gồm nhân tố vật chất đó là tư liệu sản xuất (bao gồm tư liệu lao động. Trong quá trình sản xuất sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất.
    Người lao động chính là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, đồng thời cũng chính họ là người sáng tạo ra công cụ lao động. Công cụ lao động là nhân tố quan trọng trong lực lượng sản xuất. Nó là khí quan vật chất "nối dài" nhân lên sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên.
    Trong thời đại ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
    Trong quá trình sản xuất vật chất, ngoài quan hệ giữa con người với tự nhiên còn là mối quan hệ giữa người với người. Đó chính là quan hệ sản xuất. Quan hệ này được phân tích theo hai giác độ
    Xét trong quá trình tái sản xuất xã hội đó là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất phân phối trao đổi và tiêu dùng.
    Nếu phân tích trên 3 lớp quan hệ đó là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý sản xuất quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Ba quan hệ này có tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
    Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của đời sống xã hội. Tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ, chúng tồn tại khách quan độc lập với ý muốn chủ quan của con người.
    - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất biện chứng trong mỗi quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ đó vai trò quyết định thuộc về lực lượng sản xuất bởi vì nó là nội dung vật chất của quá trình đó. Tính quyết định đó thể hiện là tương ứng với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có thì cũng cần có một hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển lực lượng sản xuất. Đồng thời những biến đổi trong nội dung vật chất của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến khả năng biến đổi của các quan hệ sản xuất.
    Với tư cách hình thức kinh tế của quá trình sản xuất thì quan hệ sản xuất lại có vai trò ảnh hưởng trở lại với lực lượng sản xuất. Sự tác động này biểu hiện trên hai khả năng với nhu cầu khách quan của việc bảo tồn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các lực lượng sản xuất và do đó có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trong trường hợp ngược lại thì nó lại kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
     
Đang tải...