Tiến Sĩ Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2014


    [TABLE="width: 0"]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT Ở HÀ NỘI
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Tình hình nghiên cứu về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Lý luận chung về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
    [/TD]
    [TD]62
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT Ở HÀ NỘI
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân Hà Nội khi thu hồi đất nông nghiệp
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội trong thời gian qua
    [/TD]
    [TD]104
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN KHU THU HỒI ĐẤT Ở HÀ NỘI
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Dự báo tình hình thu hồi đất và quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân Hà Nội khi thu hồi đất nông nghiệp
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội
    [/TD]
    [TD]126
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]153
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    [/TD]
    [TD]157
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]158
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]167
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nguồn lực con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc. Vấn đề nguồn lực con người được Đảng ta hết sức coi trọng, là tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay " . Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ . đó là nguồn lực quan trọng nhất" [25]. Con người Việt Nam trong thời kỳ mới đã có những bước chuyển biến đáng kể, thực sự say mê, sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu . góp phần quan trọng trong việc tạo ra bộ mặt mới của đất nước.
    Tuy nhiên để phát huy được những tiềm năng đó thì phải được thể hiện qua quá trình lao động sản xuất mà một trong những biểu hiện cụ thể của nó đó chính là việc làm và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội mà nó tạo ra. Vì vậy, trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "GQVL là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [26].
    Xu hướng chung của quá trình CNH các nước đang phát triển gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Trong đó xu hướng đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, văn hoá mới dẫn đến tình trạng một số đông lao động mất đất sản xuất, mất nghề phải chuyển sang các công việc khác. Tình hình này đang diễn ra đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
    Thực tiễn cho thấy, hình thành khu công nghiệp và khu đô thị mới một mặt là nơi tập trung những ưu thế của nền văn minh công nghiệp, mặt khác là nơi tích tụ những mặt trái hay những vấn nạn của quá trình đô thị hoá bắt nguồn từ tình trạng mất việc làm của nông dân bị thu hồi đất canh tác nông nghiệp. GQVL cho nông dân bị thu hồi đất vì mục tiêu đô thị hoá, công nghiệp hoá là yêu cầu cấp bách, đồng thời tạo tiền đề cần thiết bảo đảm đô thị hoá, công nghiệp hoá thành công bền vững.
    Những năm qua, Thủ đô Hà nội đã đạt được nhiều thành tựu về GQVL cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn ở các huyện ngoại thành Hà nội thông qua triển khai hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và gắn với vấn đề GQVL của Thành phố Hà Nội đã có tác động tích cực đến tăng cầu lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo môi trường và nhiều cơ hội cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, kết quả trên chưa phải là nhiều trong điều kiện sức ép về việc làm của Thành phố, đặc biệt là đối với nông dân khi thu hồi đất ở các huyện ngoại thành ngày càng gia tăng dưới tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, một bộ phận lao động đáp ứng được yêu cầu mới về tuyển dụng, nhưng không thể đào tạo lại, bị mất việc làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, phục hồi thu nhập cho số lao động trong diện thu hồi đất đề phục vụ yêu cầu của quá trình đô thị hoá còn nhiều khó khăn càng làm cho vấn đề GQVL ngày càng là vấn đề bức xúc.
    Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề "Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội" được tác giả chọn làm đề tài luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở TP.Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất ở TP. Hà Nội.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Hà Nội.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở TP.Hà Nội, chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, yếu kém trong GQVL cho nông dân khi thu hồi đất ở Thành Phố Hà Nội trong thời gian qua.
    - Đề xuất quan điểm và giải pháp GQVL nhằm bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất ở TP. Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là: việc làm cho nông dân khi thu hồi đất dưới góc độ kinh tế chính trị.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội từ năm 2005 trở lại đây.
    - Địa điểm nghiên cứu, khảo sát: Các huyện ngoại thành Hà Nội, đặc biệt tác giả đi khảo sát thực tế tại các quận, huyện Quốc Oai, Từ Liêm, Hà Đông, Đan Phượng là những huyện có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao nhất, có xã diện tích đất nông nghiệp thu hồi lên đến 80% tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có và các huyện phía Bắc và Tây Bắc của Thủ đô: Gia Lâm, Ba Vì là những huyện có tốc độ đô thị hoá thấp hơn và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ít hơn nhằm tìm ra đặc điểm chung về việc làm của nông dân khi thu hồi đất ở hai khu vực. Từ đó cho thấy số lao động nông nghiệp bị mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp rất lớn và khó có khả năng tìm được việc làm mới để bảo đảm thu nhập. Vì vậy, nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ gây ra rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...