Thạc Sĩ Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
    các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền
    vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để
    phát triển nhân cách và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
    ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động phong phú,
    dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song
    đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy, quan tâm giải
    quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp
    về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề
    ra.
    Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ
    động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm
    kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng
    tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra cho người lao
    động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động. Người lao động không biết
    nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được việc làm. Mặt khác, kinh
    nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương nhất là nông
    nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn
    đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp
    bách.
    ở Hà Tĩnh hiện nay, số người thất nghiệp còn đông, nhất là ở khu vực nông thôn.
    Năm 2004, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động ở khu vực nông
    thôn là 76,33%. Năm 2005, Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XVI đã nhận định: "tỷ lệ
    người lao động thiếu việc làm còn cao so với mức bình quân chung của cả nước". Do
    vậy, vấn đề tạo việc làm và ổn định việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh là
    vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


    Chính vì vậy, vấn đề " Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh " được
    lựa chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp
    nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, đáp ứng phần nào nhu cầu
    đòi hỏi của địa phương và trên phạm vi cả nước.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho lao động nông thôn nói riêng từ trước
    đến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta, từ những
    năm 90 của thế kỷ trước đến nay có nhiều tác giả đã có những công trình bài viết xung
    quanh vấn đề này, tiêu biểu như:
    - ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam,
    GS.TS Đỗ Thế Tùng,Tạp chí Lao động và công đoàn số 6, 2002.
    - Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Dũng - TS. Trần
    Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
    - Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, Vũ Đình Thắng, Tạp chí Kinh tế phát
    triển, số 13, 2002.
    - Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn
    phát triển 2001-2005, Bùi Văn Quán, Tạp chí Lao động và xã hội, số CĐ3, 2001.
    - Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay, Đỗ Minh Cương, Nông thôn mới,
    số 91, 2003.
    - Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Đặng
    Đình Hải - Nguyễn Ngọc Thụy, Tạp chí Lao động và xã hội, số 259, tháng 3-2005.
    - Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay, Vũ
    Văn Phúc, Châu á - Thái Bình Dương, số 42, 2005.
    - Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Lê Văn Bảnh, Tạp chí Lao
    động và xã hội, số 218, 2003.
    Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm ở các tỉnh
    như Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh và việc làm cho lao động nữ ở Hà Tĩnh Song
    cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề việc làm cho người
    lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.


    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Góp phần làm rõ vấn đề việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động
    nông thôn ở Hà Tĩnh; phân tích thực trạng và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ
    yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh trong thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Làm rõ vấn đề việc làm; việc làm của người lao động nông thôn; sự cần thiết
    phải giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa; những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động nông
    thôn để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở
    nông thôn Hà Tĩnh.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
    thôn Hà Tĩnh từ 2001 - 2005.
    - Nêu những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu
    quả vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
    ở nông thôn Hà Tĩnh.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người
    lao động ở nông thôn ở Hà Tĩnh từ 2001-2005; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải
    quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh từ nay đến 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng
    và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khóa và các văn kiện Đại hội tỉnh đảng bộ Hà


    Tĩnh các khóa xung quanh vấn đề này. Ngoài ra, luận văn có kế thừa và sử dụng có chọn lọc
    một số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả trong và
    ngoài nước.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu; đồng thời luận văn còn sử dụng các
    phương pháp khác như: hệ thống, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, khái quát để
    làm sáng tỏ vấn đề.
    6. Những đóng góp khoa học của luận văn
    - Làm rõ vấn đề việc làm nói chung và việc làm của người lao động nông thôn
    nói riêng.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao
    động ở nông thôn Hà Tĩnh từ 2001 đến nay.
    - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
    ở nông thôn Hà Tĩnh.
    - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy
    môn Kinh tế chính trị.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
    chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...