Thạc Sĩ Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế- xã hội phổ biến và luôn mang tính
    thời sự ở mọi quốc gia, bởi vì đảm bảo việc làm là một trong những yếu tố cơ bản cho sự
    phát triển bền vững. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề việc làm
    cho người lao động là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong tiến trình xây dựng và phát
    triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu
    toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để
    phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
    nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân".
    Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của đất nước, là địa phương nằm trong
    tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy, trong thời gian
    qua Hà Nội đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào phát triển kinh
    tế, tạo những bước chuyển biến quan trọng đối với thủ đô trên nhiều lĩnh vực trong đó có giải
    quyết việc làm.
    Tuy nhiên, do Hà Nội đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    và xu hướng đô thị hoá gia tăng nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ, được đào tạo
    phải có tác phong công nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu, lao động ở ngoại thành hiện
    nay chưa thể đáp ứng được yêu cầu này do mặt bằng trình độ thấp, tỷ lệ lao động qua đào
    tạo chưa cao, lao động giản đơn là chủ yếu.v.v . không có việc làm sẽ nảy sinh nhiều vấn
    đề kinh tế - xã hội phức tạp vì vậy tạo việc làm cho lực lượng lao động, đặc biệt là lực
    lượng lao động ở khu vực ngoại thành bao gồm 5 huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh,
    Sóc Sơn, Từ Liêm là vấn đề cấp bách.
    Để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những tồn tại vướng mắc, trong vấn đề
    giải quyết việc làm cho lao động ở ngoại thành Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
    hữu hiệu cho vấn đề tạo việc làm nhằm góp phần vào sự ổn định và phát triển của thủ đô
    trong những năm tới, tác giả đã chọn đề tài: " Việc làm cho người lao động ngoại thành
    Hà Nội trong quá trỡnh đô thị hoá " làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc
    làm. Có thể nêu ra một số đề tài sau:
    - TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô
    thị hoá công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn - Tạp chí Lao động - Xã hội số 247 (từ
    16- 30/9/2004). Tác giả đề cập đến thực trạng về lao động và việc làm ở nông thôn trong
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đồng thời đưa ra những phương
    hướng và giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề lao động và việc làm nông thôn.
    - PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc: Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt
    ra, Tạp chí Con số và sự kiện- 2003- số 8. Trong bài viết tác giả đã đề cập những biến
    động của tính hình dân số ở nông thôn và những xu hướng mới tạo việc làm ở nông thôn:
    từ kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển các làng nghề nông thôn, tạo việc làm mới từ
    phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, từ
    các chương trình dự án quốc gia và quốc tế.
    - TS Vũ Đình Thắng: Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn, Tạp chí Kinh tế và
    Phát triển 2002 - số 3. Trong bài viết, tác giả đánh giá tầm quan trọng và những kết quả đã
    đạt được về giải quyết việc làm đặc biệt là ở khu vực nông thôn bằng cách phát triển các
    ngành phi nông nghiệp với phương châm: ly nông bất ly hương.
    - GS,TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam - Tạp chí Kinh tế
    và Phát triển 2002- số 64. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá hiện trạng việc làm và thất
    nghiệp trên cơ sở đó đề ra những quan điểm và biện pháp giải quyết việc làm cho người
    lao động.
    - TS Nguyễn Tiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp
    tạo thêm việc làm, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 309 (6/2004). Trong bài viết, tác
    giả đề cập đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là phù hợp với yêu cầu của
    quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Là kết quả của phát triển lực lượng sản xuất
    và phân công lại lao động ở nông thôn. Đồng thời, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
    nông thôn còn chịu sức ép giải quyết việc làm, tăng mức cầu lao động trên địa bàn nông
    thôn.
    - TS Trương Văn Phúc: Thực trạng lao động việc làm qua kết quả điều tra 1- 7-
    2004, Tạp chí Lao động - xã hội, số 251 (16- 30/11/2004). Trong bài viết, tác giả đề cập
    đến tình trạng lao động và việc làm của lực lượng lao động ở các tỉnh, thành phố cũng như
    ở những vùng kinh tế trọng điểm. Nó đánh giá một cách khái quát những kết quả đã đạt
    được về giải quyết việc làm cho lực lượng lao động. Trong đó, có đề cập đến lao động
    ngoại thành, một bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng lao động chung của xã hội.
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về việc
    làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá dưới góc độ kinh tế
    chính trị.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích:
    - Góp phần nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong lĩnh
    vực việc làm, tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá.
    - Phân tích về thực trạng, chỉ ra phương hướng tạo việc làm cho lao động ngoại thành
    Hà Nội trong quá trình đô thị hoá hiện nay.
    - Đề xuất những giải pháp cơ bản để tạo việc làm trong cho lao động ngoại thành
    trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ:
    - Làm rõ bản chất của việc làm, bản chất của tạo việc làm, nội dung của nó và sự cần
    thiết phải tạo việc làm cho người lao động.
    - Tập trung phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ngoại thành: quy
    mô tạo việc làm cho người lao động, quá trình tạo việc làm, những nhân tố tác động đến
    quá trình tạo việc làm. Đồng thời đánh giá những nguyên nhân, hạn chế về kết quả tạo việc
    làm.
    - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm tạo việc làm cho lao động ngoại
    thành trong quá trình đô thị hoá từ nay đến năm 2010.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Luận văn đề cập trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm cho toàn bộ lực lượng lao
    động nông nghiệp đang sinh sống ở khu vực ngoại thành do Thành phố quản lý.
    - Luận văn tập trung vào nội dung tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà
    Nội trong quá trình đô thị hoá từ năm 2001 trở lại đây. Nhiệm vụ này được giao cho nhiều
    tổ chức thực hiện nhưng luận văn tập trung khai thác thông tin từ Sở LĐTB – XH Hà Nội.
    Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cơ bản cho vấn đề này đến năm 2010.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
    Chí Minh và những quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với những
    chủ trương và chính sách của Nhà nước về vấn đề lao động việc làm.
    Ngoài ra luận văn còn dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá của các công trình khoa
    học đã được công bố, để nghiên cứu vấn đề việc làm và tạo việc làm ở ngoại thành Hà Nội
    - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logíc kết hợp
    với lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương
    pháp thống kê, so sánh
    6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Luận văn, đã trình bày một số lý luận cơ bản về việc làm và tạo việc làm, đã đề xuất
    những giải pháp để đẩy mạnh tạo việc làm cho lao động ngoại thành Hà Nội.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
    3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...