Luận Văn Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình -một số v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại xã hội tốt thì gia đình mới tốt. Với người Việt Nam, hôn nhân gia đình là những mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống. Gia đình là nơi nuôi ta lớn dạy dỗ ta thành người, những giá trị, phẩm chất của mỗi con người phụ thuộc rất lớn hôn nhân gia đình của họ. Do đó, trong vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng. Người Việt thường đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích của mỗi cá nhân. Tài sản chung là thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia vào các giao dịch. Đó cũng là lý do Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09-06-2000 đã có quy định chế độ sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống gia đình trên thực tế. Tài sản chung của vợ chồng lúc này không chỉ được sử dụng vào những mục đích nhằm đảm bảo đời sống gia đình mà còn được đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi. Khi đó giữa vợ chồng sẽ phát sinh những nhu cầu riêng biệt, Vì vậy mỗi người cần có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch nhân danh mình mà không phụ thuộc vào người còn lại. Do đó,quyền sở hữu đối với tài sản riêng là rất cần thiết. Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ chồng trong luật hôn nhân và gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản. Chính vì lý do trên mà việc hiểu và tuân theo các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất quan trọng. Do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình -một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm chuyên đề tốt nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật và thực tế của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay. Đồng thời tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục, hạn chế những vi phạm trong quá trình tiến hành chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
    Cho tới thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều công trình, đề tài nghiên cứu các chế định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng. Hầu hết các đề tài đó là do các nhà khoa học, học viên, sinh viên của các trường đại học, các trung tâm và các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Và đề tài nghiên cứu về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Vì nó không chỉ là vấn đề của cá nhân vợ chồng mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân có liên quan.
    3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Trước nhu cầu sử dụng tài sản riêng của cả vợ lẫn chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng như hiện nay, việc chia tài sản chung của vợ chồng là rất cần thiết trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng phải thoả mãn những điều kiện nhất định theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc chia tài sản để trốn tránh nghĩa vụ. Do đó, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
    Một là, tìm hiểu khái niệm tài sản, tài sản chung của vợ chồng và tầm quan trọng của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
    Hai là, tìm hiểu vai trò của những quy định của pháp luật trong việc chia tài sản chung của vợ chồng
    Ba là, thấy được thực trạng trong việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhận ra được những mặt tích cực và những mặt tiêu cực để tìm ra biện pháp khắc phục, phương hướng thực hiện, đề xuất nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đực tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
    Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu tập chung vào các chế định tài sản quy định tại Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 09-6-2000; và các Nghị định, Thông tư, Quyết định kèm theo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Bên cạnh đó tác giả còn chú trọng đến những điều luật có liên quan trong Bộ luật dân sự.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chuyên đề này là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê dựa trên nền tảng duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời cũng dựa trên quan điểm đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Không chỉ thực hiện việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật mà tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu từ nguồn của .Tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu nhằm thấy được thực tế của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở địa phương cũng như trên phạm vi cả nước.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, các hoạt động giao lưu thương mại không ngừng gia tăng, kinh tế không ngừng phát triển. Gia đình với vai trò là tế bào của xã hội cũng phát triển theo, việc đầu tư kinh doanh của từng gia đình không còn được thực hiện bởi tập thể gia đình mà từng cá nhân trong gia đình đều có nhu cầu đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, các cá nhân trong gia đình còn có những nghĩa vụ riêng phải thực hiện nên việc cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản riêng là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới việc bảo vệ và phát triển gia đình, bảo vệ cái nôi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện vai trò, chức năng của mình trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, việc ban hành và thực thi các đường lối chính sách của nhà nước là một quá trình đầy khó khăn và thử thách. Sự khó khăn đó là do bản thân văn bản còn có lổ hỏng, nhận thức về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, phần còn lại là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa giúp mỗi người nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của gia đình, từ đó mỗi người sẽ có ý thức hơn trong việc duy trì và phát triển gia đình. Đồng thời đưa pháp luật hôn nhân và gia đình đến với đông đảo người dân, để pháp luật của nhà nước đi vào đời sống của mỗi người dân.

    6. Bố cục của chuyên đề.
    Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
    Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và một số kiến nghị.
    Trong phạm vi khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều, do vậy chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này.



    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 1
    Chương I 4
    Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống 4

    pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam 4
    1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 4
    1.1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 4
    1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 5
    1.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung 6
    1.2.2. Nội dung quyền sở hữu tài sản 10
    2. Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam 10
    2.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 10
    2.2. Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 11
    2.2.1. Cổ luật Phong kiến 11
    2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc 12
    2.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 13
    1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15
    1.1. Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15
    1.2. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 16
    1.2.1. Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng 17
    1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng 17
    1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác 18
    1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 20
    1.3.1. Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng 20
    1.3.2. Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết 21
    1.4. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 22
    1.4.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân 22
    1.4.2. Hậu quả pháp lý về tài sản 22
    Chương 2 45
    Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung 45
    của vợ chồng và một số kiến nghị 45

    1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng 46
    1.2. Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng 48
    1.2.2. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 48
    2. Một số kiến nghị 49
    2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật 50
    2.1.1. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại 50
    Danh mục tài liệu tham khảo 56
    Danh mục viết tắt 58
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...