Giáo Trình Vi xử lý

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi dieutth, 12/9/13.

  1. dieutth

    dieutth New Member

    Bài viết:
    4
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vi xử lý có các khối chức năng cần thiết để lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu và xuất dữ
    liệu ra ngoài sau khi đã xử lý. Và chức năng chính của Vi xử lý chính là xử lý dữ liệu,
    chẳng hạn như cộng, trừ, nhân, chia, so sánh.v.v . Vi xử lý không có khả năng giao
    tiếp trực tiếp với các thiết bị ngoại vi, nó chỉ có khả năng nhận và xử lý dữ liệu mà thôi.
    Để vi xử lý hoạt động cần có chương trình kèm theo, các chương trình này điều
    khiển các mạch logic và từ đó vi xử lý xử lý các dữ liệu cần thiết theo yêu cầu. Chương
    trình là tập hợp các lệnh để xử lý dữ liệu thực hiện từng lệnh được lưu trữ trong bộ nhớ,
    công việc thực hành lệnh bao gồm: nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh và thực hiện lệnh
    sau khi đã giải mã.
    Để thực hiện các công việc với các thiết bị, chẳng hạn điều khiển động cơ, hiển thị
    kí tự trên màn hình đòi hỏi phải kết hợp vi xử lý với các mạch điện giao tiếp với bên
    ngoài được gọi là các thiết bị I/O (nhập/xuất) hay còn gọi là các thiết bị ngoại vi. Bản
    thân các vi xử lý khi đứng một mình không có nhiều hiệu quả sử dụng, nhưng khi là một
    phần của một máy tính, thì hiệu quả ứng dụng của Vi xử lý là rất lớn. Vi xử lý kết hợp
    với các thiết bị khác được sử trong các hệ thống lớn, phức tạp đòi hỏi phải xử lý một
    lượng lớn các phép tính phức tạp, có tốc độ nhanh. Chẳng hạn như các hệ thống sản xuất
    tự động trong công nghiệp, các tổng đài điện thoại, hoặc ở các robot có khả năng hoạt
    động phức tạp v.v .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...