Luận Văn Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức sinh viên

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức sinh viên



    A) NỘI DUNG CHÍNH:
    1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN:

    1.1. Bối cảnh thời cơ và thách thức:
    Trước khi đi vào nội dung nghiên cứu về vấn đề thực trạng đạo đức sinh viên, ta sơ lược qua một số tình hình biến động trên thế giới và tình hình phát triển xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay. Như P. Anghen viết: “Xét cho đến cùng mọi học thuyết đạo đức có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ .”.
    1.1.1.Bối cảnh và thời cơ:
    Những năm đầu thế kỷ 21 thế giới có nhiều biến đổi to lớn, cách mạng khoa học sẽ tiếp tục có những bước nhảy vọt, đặc biệt là công nghệ thông tin và kinh tế tri thức có bước chuyển quan trọng chi phối quá trình phát triển. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của những nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia.
    Cả thế giới đang dần hoà mình vào xu thế chung những mối quan hệ hoà bình hữu nghị và những tiếng nói lên án tội ác còn đâu đó trên thế giới, những khoản tiền quyên góp đang được chia sẽ tới những người dân đói khổ .Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì phương thức sản xuất càng tiến bộ bao nhiêu thì ý thức xã hôị càng có cơ sở để tồn tại và phát triển bấy nhiêu. Thế giới phát triển tốc độ với những thành tựu khoa học, những mạng lưới mở rộng của công nghệ thông tin, những công nghệ sinh học gây sốt cho cả xã hội, khi toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển nền kinh tế mỗi quốc gia vừa mang tính chất độc lập tự chủ thì bên cạnh đó vẫn còn thực trạng xã hội đáng lo ngại. Đó là sự ra đời của những vũ khí huỷ diệt, những công nghệ sinh học nhân bản người hàng loạt, .Những hiện trạng đó thực sự gióng lên hồi chuông cảnh báo con người về sự xuống dốc của đạo đức.
    Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế phát triển và những vấn đề nẩy ra xung quanh nó, đảng và nhà nước ta đã và đang có những chính sách, biện pháp kịp thời để vừa đào tạo được một đội ngũ tri thức trẻ có năng lực trí tuệ đồng thời vừa giữ gìn những giá trị tốt đẹp của đạo đức.
    1.1.2. Thách thức đối với sinh viên Việt Nam:
    Việt Nam đang là nước có nền kinh tế yếu kém, để phát triển, để có thể sánh vai với các “cường quốc năm châu” tất yếu phải dựa trên một nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức này tất yếu phải dựa vào lực lượng tri thức trẻ, họ chính là thế hệ sinh viên ngày nay. Phải nói rằng “ Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21 đang diễn ra hết sức quyết liệt và nhanh chóng, để phấn đấu đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướcc công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với sinh viên. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá về kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác, sự bùng nổ về thông tin, mở rộng giao lưu quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế, thách thức đối với sinh viên là vừa phải tiếp thu, phát triển những tri thức tiến bộ vừa phải giữ gìn đạo đức và phát huy phẩm chất tốt đẹp của một tri thức Việt Nam.
    Vậy là với vai trò tiên phong trong sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp đó. Sinh viên hiện nay lớn lên và trưởng thành được hưởng trọn vẹn những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, chiếm 0.96% dân số và chiếm 4% lực lượng thanh niên, đạt 118 sinh viên trên một vạn dân.
    Qua đó đảng và nhà nước ta không chỉ chăm lo cho thế hệ sinh viên phát triển về năng lực trí tuệ mà luôn xác định giáo dục đạo đức là vấn đề quan trọng.
    1.1.3. Một số phẩm chất đạo đức và sơ lược về nhận thức của sinh viên trong thời kỳ nước ta hiện nay:
    Để đào tạo một thế hệ cán bộ tri thức có phẩm chất dạo đức tốt ta nghiên cứu một số phẩm chất đạo đức của một số cá nhân sau:
    Thứ nhất: Một trong những phẩm chất cần thiết cho một cán bộ là tính trung thực. Nội dung cơ bản của nó là tôn trọng lẻ phải, sự thật và chân lý trong các quan hệ xã hội, thái độ thịn chí dũng cảm đấu tranh vì cái thiện, cái tốt đẹp của chủ thể đạo đức.Tính trung thực là một trong những đặc trưng cơ bản làm nên bản chất đạo đức của con người, là điểm xuất phát ban đầu để hình thành nên phẩm chất đạo đức cá nhân.Do đó thế hệ sinh viên nếu nuôi dưỡng được tính trung thực thì tương lai sẽ là những cán bộ trung thành với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành rường cột của đảng, tạo dựng được niềm tin yêu lớn nơi nhân dân. Người sinh viên nếu thiếu đi tính trung thực sẽ bị thoái hoá về phẩm chất đạo đức, trở thành kẻ dối trá, đạo đức giả .Những đức tính xâú đó thực tế đang tồn tại trong đời sống của sinh viên. Không những gây ra hậu quả không tốt cho tập thể, cho bản thân người đó mà còn gây thiệt hại cho cả xã hội. Vậy tính trung thực có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng và là một phẩm chất đạo đức đẹp đẽ mà mỗi sinh viên cần phải trau dồi nó hàng ngày.
    Thứ hai: Phẩm chất đạo đức không kém quan trọng là tính nguyên tắc, đó là tổng hợp một loạt các đức tính cao quý của con người: trung thực, trí tuệ, tình cảm và ý thức trách nhiệm của cong người trước con người trước tập thể, trước xã hội trong đó nét cốt yếu của tính nguyên tắc là hành động chân thực trong cuộc sống, mỗi sinh viên cần thiết phải có nguyên tắc sống của mình để điều chỉnh được các mối quan hệ cũng như những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Nhờ có tính nguyên tắc mà những chân lý và giá trị cao quý của đạo đức được bảo vệ và phát triển trong xã hội. Duy trì tính nguyên tắc không có nghĩa là hành động cứng nhắc mà đối với sinh viên trong tình hình hiện nay phải linh hoạt và có cái nhìn khách quan vào thực tế để vừa duy trì nguyên tắc đạo đức vừa phát triển những giá trị đạo đức mới.
     
Đang tải...