Chuyên Đề Vị trí vai trò mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vị trí vai trò mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông
    1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục trung học phổ thông
    Theo luật giáo dục năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
    - Giáo dục mầm non.
    - Giáo dục phổ thông.
    - Giáo dục nghề nghiệp.
    - Giáo dục đại học.
    - Giáo dục thường xuyên.
    Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Trường trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngày nay, với sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa với yêu cầu chuẩn bị nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục quản lý giáo dục không phải chỉ giành cho các học sinh giỏi, xuất sắc theo mô hình giáo dục tinh hoa, mà là một nền giáo dục đại chúng. Giáo dục quản lý giáo dục tạo học vấn cơ bản cho học sinh lứa tuổi trưởng thành và góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
    1.3.1.2. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
    Luật Giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vể Tổ quốc” [28, tr.17].
    - Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông:
    Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động [28, tr.18].
    Với các mục tiêu như trên, giáo dục trung học phổ thông có chức năng trang bị cho thế hệ trẻ khả năng thích ứng và đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống, làm việc một cách khoa học. Nhà trường trung học phổ thông có nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ trẻ những tầm nhìn rộng rãi. Khả năng sống và làm việc độc lập, tự chủ được phát triển đầy đủ về trí tuệ. Giáo dục trung học phổ thông xem xét việc trang bị kiến thức các môn học như một bộ phận của việc giúp cho học sinh bước vào đời. Hoạt động giáo dục - dạy học ở trường trung học phổ thông phải tập trung vào việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản và kỹ năng để các em biết định hướng nghề nghiệp, tiếp tục học lên, sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học và học suốt đời. Những năng lực đó phải được hình thành ngay khi các em hoàn thành chương trình đào tạo ở trường trung học phổ thông.
    1.3.1.3. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện nay
    Phát triển đội ngũ cán bộ trường trung học phổ thông cần nắm vững yêu cầu quản lý chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trong luận văn chúng tôi xin trích một số nội dung chủ yếu có liên quan được nêu trong một số văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về giáo dục trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
    Quốc hội khoá X thông qua Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở với mục tiêu là:
    - Đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tế Việt Nam tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình trung học phổ thông phân ban với các yêu cầu: Phổ thông, cơ bản, toàn diện và phân hoá trước mắt chia làm ba ban: Ban Khoa học tự nhiên và Ban Khoa học xã hội và nhân văn, Ban Cơ bản.
    - Triển khai Nghị quyết 40/2000/QH10, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/ 2001/CT- TTg ngày 11/06/2001:
    + Khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung.
    + Thực hiện đồng bộ đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của Nhà trường theo hướng chuẩn hoá đảm bảo đủ trang thiết bị vầ đồ dùng học tập.
    - Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đề ra mục tiêu chung: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng nhu cầu về tăng quy mô về nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy-học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...