Tài liệu Vị trí, vai trò, khái niệm, đặc điểm của tổ chức hải quan

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VỊ TRÍ, VAI TRÒ, KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC HẢI QUAN
    1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hải quan
    1.2. Vị trí và vai trò của tổ chức hải quan

    NỘI DUNG:
    1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hải quan
    Tổ chức hải quan là một cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống bộ máy hành chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập theo một trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Có nhiệm vụ được quy định tại Điều 11 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001 như sau:
    Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [26].
    Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Hải quan Việt Nam được quy định tại Điều 12 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001 (1)-Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; (2)-Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên [26].
    Hệ thống tổ chức Hải quan được quy định tại Điều 13 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2001:
    (1) Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có: Tổng cục hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương; (2) Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của hải quan các cấp; chế độ phục vụ, chức danh, tiêu chuẩn, lương, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức hải quan; hải quan hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục, giấy chứng minh hải quan [26].
    Từ khái niệm cũng như nhiệm vụ của tổ chức hải quan được pháp luận quy định, đối chiếu, so sánh với các tổ chức hành chính nhà nước khác thì ngoài các đặc điểm chung của tổ chức hành chính nhà nước, tổ chức hải quan có đặc điểm mang tính riêng biệt và đặc thù như sau:
    - Tính thống nhất cao: Toàn bộ hệ thống tổ chức của hải quan từ trung ương đến các địa phương có tổ chức Hải quan được tổ chức theo một hệ thống thống nhất. Hoạt động theo nguyên tắc tập trung. Chính sách quản lý là thống nhất.
    - Hoạt động hải quan là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như: Kinh tế; ngân hàng; hành chính; hình sự; tố tụng hình sự; dân sự; tố tụng dân sự; đầu tư; du lịch; môi trường; hải quan . Vì vậy, tính đa ngành, đa nghề trong hoạt động của tổ chức Hải quan rất lớn.
    - Hoạt động Hải quan thường gắn với hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài, gắn với hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh. Vì vậy, các hoạt động hải quan thường diễn ra tại cửa khẩu, sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, ga đường sắt quốc tế. Tổ chức của hải quan được hình thành và bố trí tại nơi diễn ra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phương tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
    1.2. Vị trí và vai trò của tổ chức hải quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...