Chuyên Đề Vị trí, vai trò của xuất nhập khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vị trí, vai trò của xuất nhập khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam
    Lời mở đầu

    Công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Việt Nam diễn ra trong lúc toàn cầu hoá và khu vực hoá, đang trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Do vậy, các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển nền kinh tế của mình song song với việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII và IX tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, từng bước chuyển từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, quyết tâm thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, phục vụ cho phát triển kinh tế và hội nhập thế giới.
    Trước sự đảo lộn của thị trường truyền thống đầu những năm 90, ngoại thương Việt Nam đã có những bước chuyển căn bản, kịp thời và hiệu quả. Tính đến cuối năm 2001, nước ta đã có quan hệ buôn bán với 176 nước và vùng lãnh thổ, đã kí kết hiệp định thương mại với 66 nước và thoả thuận ưu đãi thuế quan MFN với 77 nước, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ , Nhật bản, Trung Quốc và EU. Đặc biệt, Việt Nam đã kí kết và phê chuẩn hiệp định thương mại với Mỹ, mở đường vào thị trường rộng lớn nhất thế giới này và cho việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc mở rộng quan hệ thương mại với EU là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, nhằm đưa ngoại thương Việt Nam ra khỏi tình trạng hụt hẫng do mất thị trường truyền thống. Nhờ vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực, mở ra cục diện mới cho nền kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và trên thế giới.
    Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với EU (22/10/1990). Đặc biệt việc kí kết Hiệp định buôn bán hàng dệt may (15/12/1992) và Hiệp định hợp tác với EU (17/7/1995), đã nâng mối quan hệ Việt Nam - EU lên một tầm cao mới.
    Nhằm khôi phục và mở rộng thị trường do khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; thị trường SNG chưa phục hồi được; thị trường Mỹ vừa mới hé mở, thì việc lựa chọn thị trường EU là rất hợp lí để đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cũng như thúc đẩy sản xuất hàng hoá của Việt Nam.
    Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm 20% thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác.
    Dựa vào những lợi thế tương đối, Việt Nam chủ trương xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như nông lâm thuỷ sản, hàng dệt may, giày da sang thị trường này. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường EU. Đây sẽ là một thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng cho ngành thuỷ sản Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Ngoài những thành tựu đạt được trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU thì vẫn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực cố gắng trong sản xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
    Với vốn kiến thức có hạn của một sinh viên sắp ra trường, thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác, luận văn chỉ đề cập đến xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua nhằm đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.
    Trong luận văn, em có tham khảo một số ý kiến của các tác giả và một số sách báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này để nội dung đề tài thêm phong phú. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau:
    -Chương một: Vị trí, vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
    -Chương hai: Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây.
    -Chương ba: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

    Vì chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế và khảo sát thực tiễn nên kết quả đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Đinh Công Tuấn và các thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khoá luận này.


    mục lục
    lời mở đầu 1
    chương Một: vị trí, vai trò của xuất nhập khẩu thuỷ sản
    trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. 3


    I.Tổng quan vể ngành thuỷ sản Việt Nam. 3
    1.Nguồn lợi thuỷ sản. 2
    2.Vài nét về ngành thuỷ sản Việt Nam. 4

    II.Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản nói chung và xuất
    khẩu thuỷ sản nói riêng trong nền kinh tế Việt Nam 6
    1.Ngành thuỷ sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế 6
    2.Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
    3.Ngành thuỷ sản với vấn đề xã hội 8

    III.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với
    ngành thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản. 9

    Chương Hai: thực trạng và triển vọng xuất khẩu hàng thuỷ
    sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. 13


    I.Giới thiệu chung về thị trường EU 13
    1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kenh phân phối và tiếp cận
    thị trường của EU 13
    2.Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 16
    3.Chính sách thương mại của EU 17
    3.1.Chính sách thương mại nội khối 17
    3.2.Chính sách ngoại thương 17
    3.3.Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 18
    3.4. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá 18
    4.Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian qua 19
    II.Thực trạng và đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của
    Việt Nam trong thời gian gần đây. 21
    1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
    trong thời gian gần đây 21
    2.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU
    trong thời gian tới 27
    2.1.Những kết quả đạt được 27
    2.2.Những hạn chế tồn tại 28

    III.Triển vọng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang
    thị trường EU trong thời gian tới 30

    Chương Ba: những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
    thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. 32


    I.Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu
    thuỷ sản sang EU 32

    1.Giải pháp về nguyên liệu 32
    1.1.Trong khai thác thuỷ sản 32
    1.2.Trong nuôi trồng thuỷ sản 33
    1.3.Trong nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản 33
    1.4.Trong quản lí thị trường nguyên liệu thuỷ sản 33
    2.Giải pháp về thị trường 34
    3.Giải pháp quản lí thương mại nguyên liệu thuỷ sản và chế biến
    thuỷ sản 34
    4.Giải pháp về công tác quản lí chỉ đạo và đảm bảo chất lượng an toàn
    vệ sinh thực phẩm 35
    5.Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo 36

    II.Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu
    thuỷ sản sang EU 37

    1.Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu
    hàng thuỷ sản 37
    2.Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu 38
    3.Giải pháp về vốn 38
    III.Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ
    sản sang EU 39
    1.Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp
    xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán
    quốc tế 39
    2.Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản 40

    kết luận 41
    danh mục tài liệu tham khảo.
     
Đang tải...