Chuyên Đề Vị trí vai trò của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vị trí vai trò của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
    1. Chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giá cao vị trí, vai trò của giáo dục- đào tạo
    Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng. Những đóng góp trong lĩnh vực sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, ng­ười trí thức của mọi thời đại đã góp phần làm biến đổi thế giới và xây dựng, phát triển nền văn minh nhân loại. Trí thức có vị trí nhử­ vậy cho nên ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi thể chế chính trị, nhà nước và giai cấp thống trị nào cũng đều rất quan tâm đến công tác GD-ĐT để từ đó có được­ một đội ngũ trí thức.
    Do xuất phát từ mục đích khác nhau, mỗi giai cấp thống trị lại có những quan điểm khác nhau về nội dung và ph­ương thức GD-ĐT phù hợp, nhằm phát huy vai trò ấy một cách có hiệu quả nhất.
    Từ khi xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp bóc lột thư­ờng tập trung đào tạo những tầng lớp trên nhằm bổ sung và không ngừng củng cố bộ máy thống trị của mình. Trong xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, vì lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động, nền dân chủ xã hội thực sự đ­ược mở rộng. Do vậy, sự nghiệp GD-ĐT trở thành công việc của quảng đại quần chúng nhân dân, mọi ngư­ời đều có quyền đ­ược học tập để không ngừng nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt, để làm chủ bản thân, làm chủ đất nư­ớc. Và chính từ trong cái nôi của quần chúng, một đội ngũ trí thức mới đ­ược hình thành cả về số lư­ợng và chất l­ượng.
    Ngay từ khi CNXH mới còn là học thuyết, C.Mác - Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vai trò của sự nghiệp GD-ĐT và coi đó nhử­ một nhiệm vụ bắt buộc đối với hết thảy mọi ng­ười. Vận dụng và phát triển những quan điểm của C.Mác- Ph.Ăngghen về GD-ĐT trong điều kiện ở n­ước Nga sau Cách mạng Tháng M­ười phải xây dựng một Nhà nư­ớc Xô-viết từ tình trạng nghèo nàn về kinh tế và lạc hậu về văn hóa, giai cấp công nhân Nga ch­ưa chuẩn bị những chuyên gia có tài năng về mọi mặt để xây dựng CNXH. V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga càng thấy rõ cái thiếu lớn nhất của nư­ớc Nga lúc này là thiếu trình độ văn hóa, thiếu nhân tài. Ng­ười nói: phải chỉ cho ngưụứi nông dân, cho quần chúng lạc hậu thấy rằng việc nâng cao trình độ văn hóa và giáo dục kỹ thuật là hoàn toàn cần thiết cho toàn bộ kiến thiết Xô-viết thành công. Phải coi nhiệm vụ nâng cao văn hóa giáo dục là trung tâm của toàn bộ công tác tuyên truyền, công tác giảng dạy và huấn luyện của Đảng. Nhận thức sâu sắc về tính cấp bách của việc học tập, V.I.Leõnin chủ tr­ương đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT nhằm nâng cao hiểu biết, tri thức và tính chủ động sáng tạo của quần chúng. Đồng thời, Ng­ười cũng đặc biệt nhấn mạnh đến bồi dưỡng kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật và những kiến thức veà quản lý cho công nhân, nông dân, tạo kiều kiện để đào tạo một đội ngũ trí thức công nông, lấy thế hệ trẻ, con em của công nông là đối t­ượng của GD-ĐT.
    Thấm nhuần những quan điểm của V.I. Lênin và vận dụng những thành tựu, kinh nghiệm đã đạt đ­ược trên đất nư­ớc Xô viết về GD-ĐT, nhiều Đảng Cộng sản, nhiều nư­ớc XHCN anh em trong đó có Việt Nam luôn quan tâm và hết sức chú trọng đến việc phổ cập kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, ủử­a sự nghiệp GD-ĐT phát triển lên một bư­ớc mới về chất, đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng CNXH.
    Những thành tựu mà mỗi n­ước đạt đ­ược trong sự nghiệp GD-ĐT, chẳng những minh chứng cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn thực sự là những kinh nghiệm quý báu cho Đảng ta lãnh đạo phát triển giáo dục trong những thời kỳ cách mạng tr­ước đây, cũng nh­ư trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất n­ước hiện nay
    2. T­ư tư­ởng Hồ Chí Minh và quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục - đào tạo
    Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp GD-ĐT con người. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: “Bồi dư­ỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” [40, tr.510]. Người chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Bác khẳng định:
    Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, n­ước giàu, mọi ng­ười Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nư­ớc nhà, và tr­ước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ [41, tr.36].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...