Tiểu Luận Vị trí, tính chất, chức năng và vai trò của Quốc hội và Chính phủ trong cơ cấu quyền lực nhà nước

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định.

    Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

    Các cơ quan nhà nước cấp trung ương được xem là đầu não của quốc gia, ngoài những nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm thì giữa chúng còn tồn tại mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là mối quan hệ quan trọng nhất, góp phần quyết định chính thể của mỗi nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...