Tiểu Luận Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc Hội theo pháp luật hiện hành .

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nhà nước Việt nam từ khi ra đời cho tới nay đã đang phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, văn hóa Nhà nước ta phát triển như vậy nhờ có một bộ máy chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Trong đó, Quốc Hội là cơ quan quan trọng nhất, cơ quan đầu não. Qua bốn bản hiến pháp của nước ta đều thấy được Quốc Hội là cơ quan quan trọng. Để làm rõ hơn vấn đề nay em chọn đề tài “ Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc Hội theo pháp luật hiện hành ”.

    NỘI DUNG
    Trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay Quốc Hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Theo hiến pháp 1992 điều 83 quy định: “ Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc Hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”.

    1.Vị trí, tính chất của Quốc Hội
    1.1 Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
    Ngay từ khi thành lập cho tới nay Quốc Hội đều thể hiện rõ vị trí tính chất của Quốc Hội là một cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, dân tộc trên đất nước Việt Nam
    Về cách thức thành lập: Quốc Hội là cơ quan nhà nước duy nhất trong cả nước do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước
    Về cơ cấu thành phần đại biểu: Quốc Hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các dân tộc của cả nước. Quốc Hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất nước.
    Về mục tiêu hoạt động: Quốc Hội có mục tiêu phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Ở Việt Nam, chỉ có quốc hội mới có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn đề trọng đại của đất nước.
    Về thẩm quyền: Quốc Hội là cơ quan đại diện cho nhân dân cả nước nên Quốc Hội mới có quyền lực cần thiết để biến ý chí của nhân dân thành ý chí của nhà nước, thành luật, thành các quy định chung mang thính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
    Về trách nhiệm: Quốc Hội chịu trách nhiệm nhân dân về mọi mặt. Nhân dân có quyền tham dự các kì họp của Quốc Hội, nhân dân có quyền theo dõi hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước phương tiện thông tin đại chúng, đại biểu Quốc Hội phải báo cáo định kì trước cử tri đơn vị bầu ra mình về Quốc Hội và hoạt động của Quốc Hội trong một năm qua, cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc Hội nơi mình bầu ra, nếu như đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...