Chuyên Đề Vị trí của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vị trí của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
    Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức quần chúng do Đảng ta thành lập và lãnh đạo, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng. Ở mỗi một giai đoạn cách mạng, kể cả lúc thăng trầm hay cao trào, lúc chưa có chính quyền và trong điều kiện giành được chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn là các thành viên chiến lược trong hệ thống chính trị. Vị trí này xuất phát từ các yếu tố sau:

    Thứ nhất, Mặt trận ngày nay là sự kế tục truyền thống, kinh nghiệm quý báu của Mặt trận dân tộc thống nhất trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như truyền thống của nền chính trị dựa vào sức dân. Vị trí của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay thực sự là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là yêu cầu phát huy bản chất, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy, công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay đã tạo ra những tiền đề thực tiễn rất mới mẻ. Cùng với
    quá trình tranh thủ nội lực, phát huy sức dân, tư duy mới về chủ nghĩa xã hội ở nước ta được hình thành trên những góc cạnh chủ yếu. Vấn đề phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân để thực hiện mục tiêu chính trị mà Đảng ta đề ra, trở thành yêu cầu, đòi hỏi bức xúc trong việc xác lập vị trí, vai trò và sứ mệnh của mặt trận lên một tầm cao mới, nhưng mặt khác cũng tạo ra những lúng túng trong nhận thức lẫn tổ chức thực hiện. Điều 9 Hiến pháp hiện hành cũng thể chế hoá vị trí pháp lý của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết, tăng cường nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước đại biểu
    dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”1.

    Thứ hai, về cả lý luận lẫn thực tiễn, nếu hệ thống chính trị không có Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thì nó không còn là tổng thể các lực lượng chính trị được vận hành trong cơ cấu ổn định và cũng có nghĩa là không còn tổng thể các quan hệ chính trị để đảm bảo cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền lực nhân dân. Bởi lẽ, nếu thiếu vắng Mặt trận hay vì những lý do nào đó không đặt Mặt trận đúng với vị trí của nó thì Đảng ta sẽ mất liên minh chính trị, sẽ không tập hợp được lực lượng trong khi các lực lượng lúc nào cũng đa dạng, nhiều vẻ, và như vậy sẽ mất cơ sở quần chúng hoặc không xác lập được đủ mạnh cơ sở quần chúng. Chính quyền Nhà nước cũng sẽ mất đi cơ sở chính trị. Các chủ thể trong hệ thống chính trị khi thực hiện các quan hệ chính trị sẽ trở nên phức tạp, thiếu ổn định, không có hiệp thương. Điều này một mặt làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước; không có cơ chế để kiểm soát xu hướng quan liêu hoá, lạm quyền và những tiêu cực khác trong bộ máy Nhà nước; hạn chế việc phát huy dân chủ và gây ra nhiều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...