MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Những nét chính về KCX 1. Định nghĩa về KCX 2. Phân biệt KCX, KCN, ĐKKT 3. Đặc điểm của KCX 4. Vai trò của KCX 5. Nguyên nhân thất bại của các KCX trên thế giới II. Tình hình các KCX trên thế giới 1. Tình hình phát triển của các KCX trên thế giới 2. Tình hình bên trong các KCX hiện nay III. Đánh giá về tình hình phát triển của các KCX trong tương lai IV. Những nét chính về tình hình phát triển KCN ở Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Nội dung Khu chế xuất (khu công nghiệp chế biến xuất khẩu) là một "Khu vực có địa giới được quy định về mặt hành chính đôi khi về mặt địa lý, có một chế độ Thuế quan đặc biệt, được phép nhập khẩu tự do các thiết bị khác các sản phẩm khác để sản xuất ra các mặt hàng dành cho xuất khẩu." (Định nghĩa của Liên hợp quốc về phát triển công nghiệp 1980). Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuất khẩu, trong đó bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động, có ranh giới về mặt địa lý xác định, do chính phủ quyết định thành lập". Khái quát lại, ta có thể định nghĩa Khu chế xuất theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, khu chế xuất là một khu vực riêng biệt với phần nội địa của một nước chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ đưa vào khu vực này được miễn hoàn toàn Thuế nhập khẩu. Theo nghĩa rộng, khu chế xuất là khu vực biệt lập có chế độ Thuế quan riêng theo phương thức tự do bao gồm nhiều hình thức khác nhau như cảng tự do, khu mậu dịch tự do . Hiệp hội khu chế xuất thế giới cho rằng khu chế xuất là "tất cả những khu vực được phép của chính phủ như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu phi thuế quan, khu công nghiệp tự do hay bất cứ khu nào khác kể cả khu ngoại thương tự do". 2. Phân biệt khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế. Vì rất nhiều độc giả mới đọc lướt qua về các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do nên rất hay nhầm lẫn giữa 3 thể loại này chính vì thế để giúp độc giả có thể phân biệt được phần nào sự khác nhau giữa chúng đồng thời cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về khu chế xuất em sẽ làm một phần so sánh nhỏ về vấn đề này. Nhưng trước hết cần phải biết thế nào là đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế là một hình thức khu kinh tế tự do được áp dụng tại Trung Quốc vào đầu những năm 80. Các đặc khu thường có quy mô lớn, được ngăn cứng, thực hiện các chức năng phức tạp và có phương pháp quản lý khác biệt so với các khu kinh tế tự do khác. Trong đặc khu vẫn có dân cư sinh sống, có cả các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, không hoàn toàn hướng về xuất khẩu và không được miễn hoàn toàn Thuế xuất nhập khẩu. Sản phẩm của đặc khu kinh tế (ĐKKT) chẳng những phục vụ xuất khẩu, mà còn phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường nội địa. Mặc dù mục tiêu chính của nó là phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng nó đồng thời cũng phát triển các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác như nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch, thương nghiệp. ĐKKT có hai tác dụng "mở cửa" nhìn ra thế giới, giao lưu với thế giới, phản xạ hai chiều "một mặt nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nâng cao trình độ kĩ thuật trong nước, mặt khác thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu". Qua định nghĩa trên cũng đủ cho ta thấy được sự khác biệt giữa KCX và ĐKKT. Nó khác nhau ở cả mục đích, mức độ ưu tiên và đặc điểm. Nếu như với KCX thì đó là một vùng đất không có dân sinh sống ngược lại với ĐKKT. Còn về mục đích thì KCX nhằm xuất khẩu còn với ĐKKT thì rộng hơn nó không chỉ nhằm phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ cho thị trường nội địa còn về mức độ ưu đãi thì KCX được miễn giảm Thuế hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu còn với ĐKKT thì không. Còn với khu công nghiệp (KCN) thì sao? KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp trong khu vực có ranh giới xác định, không có dân cư có thể có các doanh nghiệp xuất khẩu, với một số ưu đãi. Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa KCN và KCX. KCN chỉ chuyên sản xuất hàng công nghiệp còn KCX thì chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. 3. Đặc điểm của KCX. ã Là một khu đất thuộc lãnh thổ của một nước được quy hoạch tách riêng ra, thường được ngăn ngừa bằng tường rào kiên cố để hoạt động tách biệt với phần nội địa. Trong KCX không có dân cư sống. ã Mục đích hoạt động của KCX là thu hút các nhà sản xuất công nghiệp nước ngoài và trong nước định hướng hoạt động xuất khẩu bằng những biện pháp đặc biệt ưu đãi về Thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế. ã Hàng hóa, tư liệu sản xuất nhập vào KCX để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn giảm Thuế hải quan (nếu nhập khẩu từ KCX vào nội địa thì phải nộp thuế nhập khẩu). ã Các chủ đầu tư nước ngoài được ưu tiên vào KCX hoạt động. Các xí nghiệp công ty sản xuất, kinh doanh ở khu này còn được miễn hoặc giảm các loại Thuế và phí khác của nước sở tại. Nước chủ nhà thường hỗ trợ các khu này bằng cách cung cấp một số dịch vụ công miễn phí hoặc giảm phí. Các thủ tục hành chính ở các khu vực này cũng được đơn giản hóa và minh bạch hơn. ã Hàng hóa, vốn, nhân lực trong khu vực này được di chuyển tương đối tự do trên phạm vi quốc tế. ã Công ty KCX là một doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh các loại dịch vụ cho thuê. 4. Vai trò của KCX. * Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. KCX có vai trò tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do nó được xây dựng tại những nơi tập trung nhiều lợi thế nhất của nước chủ nhà: ở đó có nguồn nhân công lao động dồi dào, giá thành rẻ, cơ sở vật chất thuận lợi, ngoài ra lại được hưởng những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn. * Tiếp nhận được công nghệ khoa học kĩ thuật và quản lý tiên tiến. Vì các doanh nghiệp trong các KCX được tiếp thu CN KHKT mới thông qua sự chuyển giao công nghệ của các hoạt động đầu tư nước ngoài và sức ép cạnh tranh trên thị trường nhờ đó các doanh nghiệp của nước sở tại có thể trực tiếp áp dụng công nghệ cao đó để rồi từ đó có kinh nghiệm sau đó áp dụng trực tiếp cho nước mình. Ngoài ra vì trong số những lao động làm việc tại các khu kinh tế tự do có khoảng 10% ở vị trí lãnh đạo hoặc kĩ thuật. Những người này sau khi quay trở về làm cho các công ty trong nước sẽ trở thành những người truyền bá kĩ thuật và cách thức quản lý mới.