Tiểu Luận Vị thế xã hội và vai trò xã hội - môn xã hội học

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ Vị thế xã hội

    I. Định nghĩa vị thế xã hội ( hay địa vị xã hội )

    Với một người trong xã hội đều có những “địa vị” riêng của mình. XH không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên vì con người mà là một sự xếp đặt trước có trật tự, có cơ cấu tổ chức XH. Chính vì vậy cá nhân và vị thế luôn đi với nhau. Vị thế XH là địa vị của một người đứng trong cơ cấu tổ chức XH, theo một sự thẩm định và đánh giá của XH.

    Danh từ vị thế XH không chỉ áp dụng riêng cho những người có uy tín hay địa vị cao sang. Nó cũng không liên quan đến ý kiến chủ quan của mọi người có về chính bản thân mình. Sự tự đánh giá tự mình của mọi người trong XH có thể hoàn toàn sai lầm khi phải đối chiếu với những tiêu chuẩn khách quan. Vì vậy vị thế XH của một người là địa vị hay thứ bậc mà người đó sinh sống dành cho bản thân họ.

    Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta sử dụng từ “vị thế” để chỉ thứ bậc của một cá nhân được xác định bởi sự giàu có, sự ảnh hưởng và uy tín. Dẫu thế, các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ “ vị thế” với một sự khác biệt với nghĩa một vị trí ttrong nhóm hoặc một xã hội. Điều đó có ý nghĩa do các vị thế mà chúng ta xác định một người nào đó trong những cấu trúc xã hội khác nhau.

    VD: người mẹ, người bạn, giáo sư, khách hàng đều là những vị thế
    Đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về “ Vị thế xã hội”, tuy nhiên một cách tổng quát nhất, chúng ta có thể thấy : Địa vị xã hội hay vị thế xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận nơi người này một cách tương đối tổng quát xét trong thang bậc xã hội. Địa vị xã hội về cơ bản là một hiện tượng nhận thức trong đó các cá nhân hoặc nhóm được so sánh với người khác và nhóm khác về sự khác nhau dựa trên cơ sở một số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó. Mặt khác, sự xếp đặt địa vị được bắt nguồn từ những quan điểm của những người khác, những quan điểm này được dựa trên một hệ thống giá trị của cộng đồng.


    II. Đặc điểm của vị thế XH

    1. Một địa vị XH không bao giờ đứng độc lập mà nó luôn nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác trong xã hội. Nếu không đặt trong mối quan hệ với các địa vị khác thì một địa vị xã hội sẽ không mang đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó.
    VD : Người phụ nữ chỉ được gọi là mẹ khi có con.
    2. Mỗi địa vị bao gồm một số quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân nếu nắm giữ địa vị đó phải thực hiện. Đồng thời địa vị xã hội mang đặc điểm của sự phân cấp, trong đó một số địa vị có uy tín và quyền điều hành nhiều hơn địa vị khác
    VD : giám đốc có nhiều quyền lợi hơn nhân viên ( lương bổng, các đặc quyền ), có uy tín hơn và có quyền

    B/ Vai trò XH

    I. Định nghĩa

    1. Định nghĩa vai trò.

    Nếu như qua phần trên ta đã biết vị thế là liên quan đến địa vị của một người, nó là kết quả của sự phối hợp và áp dụng những tiêu chuẩn về giá trị xã hội. Tuy nhiên, vị thế xã hội chỉ cho ta thấy chỗ đứng của mỗi cá nhân con người trong không gian xã hội mà được so sánh với người khác, chính vì thế, các nhà khoa học đòi hỏi phải có một khái niệm để trả lời cho câu hỏi con người sẽ phải làm gì ứng với mỗi địa vị của họ. Và “ va trò xã hội” đã ra đời.
    Vai trò xã hội là một trong số nhiều tiêu chuẩn dùng để đo vị thế xã hội của một người. Bên cạnh tiền tài, dòng dõi, giới tính hay tuổi tác, chúng ta cũng cần quan tâm đến sự ích lợi, tác dụng, hệ quả của nhiệm vụ con người đối với xã hội. Theo nghiên cứu, người ta cho rằng ở một người có vị thế xã hội cao hơn, họ sẽ làm tròn một số các vai trò chỉnh chu hơn hay theo các cách thức dễ dàng hơn.
    Một cách tổng quát, một vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ mà xã hội đặt ra, gán cho, ững với mỗi một địa vị cụ thế. Sự mong đợi này xác định các hành vi của con người được xem như là phù hợp và không phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị.
    Thuật ngữ vai trò xuất phát từ kịch học. Khái niệm vai trò xã hội cũng giống như khái niệm vai trò trên sân khấu. Sự khác biệt là ở chỗ trong vai trò xã hội, cá nhân tự đóng vai chính bản thân mình. Vai trò xã hội không có tính cách tưởng tượng và nhất thời. Chúng ta không thể nghĩ rằng con người đảm nhiệm một vai trò trong một thời gian rồi sau đó vứt bỏ nó. Sự thật, mỗi người đóng nhiều vai trò khác nhau, và những vai trò đó có những mỗi liên kết chặt chẽ, ăn sâu vào lề lối suy nghĩ cũng như hành động, hành vi thông thường của họ. Những hành vi thực tế được cấu thành nên từ sự học hỏi kinh nghiệm, tác phong lối sống thường ngày. Đó chính là mặt động của vị thế xã hội, tức là trong một xã hội khác nhau, hay thậm chí là các nhóm xã hội khác nhau, ở cùng một vị thế, nhưng qua giá trị chuẩn mực, con người được hình thành nên những vai trò riêng.
    Những vai trò được hình thành dựa theo những đòi hỏi của văn hoá riêng biết và của xã hội.
    Như vậy, trong thực tế xã hội, mỗi người có một vị trí và vai trò nhất định, do đó có thể nói, vai trò xã hội của một cá nhân là khái niệm xã hội học xác định những gì cá nhân ấy phải làm ở một không gian và thời gian nhất định, theo những quy tắc chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Về mặt xã hội học, khái nịêm vai trò thường được sử dụng làm đơn vị để phân tích các định chế xã hội. Mối quan tâm của nghiên cứu xã hội học không phải là bản thân các vị thế hay các vai trò mà là mối quan hệ giữa các vị thế và vai trò ấy. Vai trò là một khái niệm quan trọng, vì nó chứng minh rằng cuộc sống của các cá nhân chủ yếu do nhiều vai trò xã hội khác quy định nên, do đó phải tuân theo một số khuôn khổ có sẵn.

    2. Khái niệm vai trò trong nhân cách xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...