Luận Văn Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 26/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển.
    Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sau thế chiến 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil. Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỉ giá hối đoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế. Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từ năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá. Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 62,8% vào quí 2/2009.
    Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng USD và đã đưa ra nhiều kịch bản cho sự biến động của đồng tiền này. Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướng đi xuống nhưng USD vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch quốc tế và kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số 1 của kinh tế toàn cầu. Nhận thấy đây là một đề tài mang tính thời sự và có “sức nóng”, nhóm tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn. Tác động đối với Việt Nam”. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên ., nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Những biến động tài chính của nước này tác động rất lớn đến mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Do đó, nghiên cứu vị thế của đồng USD qua các giai đoạn để từ đó hiểu được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nước ta để có những phản ứng chính sách tỷ giá cho phù hợp là mục đích chính của nhóm tôi khi nghiên cứu đề tài này.
    3. Kết cấu đề tài
    Đề tài được nghiên cứu theo 3 phần chính:
    - Phần I: Sự hình thành và phát triển của đồng USD
    - Phần II: Vai trò của USD đối với nền kinh tế thế giới
    - Phần III: Những dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng



    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do lựa chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Kết cấu đề tài 2
    PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG USD 3
    Khái quát về hệ thống tiền tệ 3
    Phân loại hệ thống tiền tệ 3
    Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD 3
    PHẦN II: VAI TRÒ (VỊ THẾ) CỦA ĐỒNG USD ĐỐI VỚI 5
    Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn 5
    2.1.1. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 5
    2.1.2 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai 5
    Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980 7
    Giai đoạn 1980 – 1985 7
    Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho đến nay 8
    Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác 14
    2.3. Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam 18
    2.3.1. Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá 18
    2.3.2. Ảnh hưởng bởi đồng USD tăng giá 20
    PHẦN III: NHỮNG DỰ BÁO VỀ ĐỒNG USD TRONG TƯƠNG LAI 23
    KẾT LUẬN 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...