Tiểu Luận Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về quy mô và quyền lực tài chính giữa các nước phát triển và đang phát triển.
    Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giới suốt từ sau thế chiến thứ hai cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiến sự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil. Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỷ giá hối đoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế. Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tế mới đã khiến cho dollar mất giá, tỷ trọng dollar trong dự trữ thế giới cũng giảm theo.
    Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng dollar và đã đưa ra nhiều kịch bản cho sự biến động của đồng tiền này. Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướng đi xuống nhưng dollar vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch quốc tế và kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số một của kinh tế toàn cầu. Do đó, nghiên cứu vị thế của đồng dollar qua các giai đoạn để hiểu được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế toàn cầu và những tác động đến nước ta để có những phản ứng chính sách cho phù hợp, nhóm tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ”.
    Đề tài được nghiên cứu theo 3 phần chính:
    Phần I: Cơ sở lý thuyết
    Phần II: Vị thế của đồng dollar qua các thời kỳ
    Phần III: Vị thế đồng dollar trong nền kinh tế Việt Nam
    Dưới sự hướng dẫn của PGS - TS Nguyễn Thị Thu Thảo nhóm chúng tôi đã hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
    1. Tiền tệ và chức năng của tiền tệ. 2
    1.1. Khái niệm tiền tệ. 2
    1.2. Chức năng tiền tệ. 2
    2. Chức năng tiền tệ quốc tế. 4
    2.1. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế. 4
    2.2. Chức năng thước đo giá trị quốc tế. 4
    2.3. Chức năng phương tiện tích lũy quốc tế. 5
    3. Hệ thống tiền tệ quốc tế. 6
    3.1. Khái quát hệ thống tiền tệ quốc tế. 6
    3.2. Phân loại hệ thống tiền tệ quốc tế. 6
    PHẦN II VỊ THẾ CỦA ĐỒNG DOLLAR ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI QUA CÁC THỜI KỲ 8
    1. Lịch sử đồng dollar. 8
    2. Đồng dollar trong thời kỉ bản vị vàng. 9
    3. Đồng dollar trong thời kỳ hai đại chiến thế giới 9
    4. Đồng dollar trong chế độ Bretton Woods hay chế độ bản vị dollar. 10
    4.1. Hoàn cảnh ra đời của Bretton Woods. 10
    4.2. Nguyên tắc hoạt động của Bretton Woods. 11
    5. Đồng dollar trong thời kỳ hậu chế độ Bretton Woods. 12
    5.1 Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980. 12
    5.1 Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1985. 13
    5.2 Giai đoạn từ năm 2002-nay. 14
    6 Vị thế đồng dollar trong tương lai 17
    6.1 Quan hệ đồng dollar-nhân dân tệ: liệu có xảy ra chiến tranh tiền tệ. 18
    6.2 Quan hệ đồng dollar-euro: liệu đồng euro có thay thề vị trí đồng dollar. 24
    PHẦN III:VỊ THẾ ĐỒNG DOLLAR TRONGNỀN KINH TẾ VIỆT NAM . 28
    1. Tổng quan về thực trang dollar hóa ở Việt Nam 28
    2. Biểu hiện dollar hóa trong nền kinh tế Việt Nam 28
    3. Tác động tình trạng dollar hóa tại Việt Nam 30
    4. Nguyên nhân tình trạng dollar hóa ở Việt Nam hiện nay 34
    4.1. Khách quan. 34
    4.2. Chủ quan. 34
    5. Một số kiến nghị khắc phục tình trạng dollar hóa ở Việt Nam hiện nay. 35
    KẾT LUẬN 37
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...