Luận Văn Vị thế chiến lược của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang kinh tế Đ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 19/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong thời gian vừa qua, nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á đã và đang có những bước chuyển mình vươn lên nhờ vào việc thành lập các khu vực tập trung thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước với những ưu đãi đặc biệt .
    Hòa cùng xu thế đó, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu vực ưu đãi nhằm tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế của các địa phương biên giới, giúp góp phần mở rộng giao lưu, buôn bán, xây dựng các hệ thống phân phối, cung cấp trên các lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và của khu vực lân cận, cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Với mục đích đó và những mục tiêu phát triển cao hơn mang tầm chiến lược và quốc tế, ngày 12 tháng 11 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo theo Quyết định số 219/QĐ-TTg, ngày 12/01/2005 ra Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ban hành quy chế Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo.
    Để tăng cường khai thác tiềm năng, lợi thế của Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo, giảm bớt chênh lệch về phát triển so với các vùng khác trong GMS, tăng cường liên kết kinh tế trong tiểu vùng, với khu vực Asean và với các nước ngoài khu vực, Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) đã ra đời.
    Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở bờ đông của Hành lang, là cửa ngõ thông ra biển, với nguồn nhân lực dồi dào và là điểm tập trung nhiều điểm du lịch hấp dẫn, Việt Nam đang nắm giữ một vai trò then chốt trên EWEC. Nói đến vai trò của Việt Nam không thể không nhắc đến vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang cũng như đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực nói chung.
    Là một mô hình kinh tế thí điểm với những tính chất và đặc điểm rất riêng, sau một thời gian hoạt động, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả mà Khu đạt được vẫn dừng ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu, kế hoạch đề ra.
    Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định vị trí và phương hướng nâng cao khả năng khai thác EWEC của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là hết sức cần thiết. Do đó, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Vị thế chiến lược của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo trong phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây”
    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và đánh giá vị thế của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC để tìm ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vị thế chiến lược của Khu trong phát triển Hành lang.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    - Tìm hiểu khái niệm, chức năng và vai trò của EWEC.
    - Tìm hiểu quá trình hình thành Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, vị thế chiến lược của Khu đối với EWEC và vai trò của Khu đối với EWEC, nền kinh tế quốc dân và tỉnh Quảng Trị.
    - Tìm hiểu, đánh giá kết quả hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo từ khi thành lập cho đến nay (1998-2008) và đánh giá vị thế chiến lược của Khu đối với EWEC.
    - Đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và HLKT Đông – Tây.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Về thời gian: Sử dụng số liệu thống kê từ 1998 - 2008 để phân tích hiện trạng hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, các giải pháp và kiến nghị cho giai đoạn 2008-2020.
    + Về không gian: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và các quốc gia trên HLKT Đông – Tây.
    + Về nội dung: Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ - du lịch, thực trạng hoạt động, xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhằm khai thác tốt hơn nữa những cơ hội EWEC mang lại.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu, phương pháp so sánh, đánh giá và phỏng vấn chuyên gia.
    6. Kết cấu của đề tài: Khóa luận gồm có 3 Chương
    - Chương 1: Khái quát về HLKT Đông - Tây và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo
    - Chương 2: Đánh giá vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 1998 – 2008
    - Chương 3: Giải pháp nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC giai đoạn 2008-2020
    Hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy giáo, PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải – giảng viên trường đại học Ngoại thương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp em trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như các cô chú anh chị trong Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo, Sở Kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu du lịch Quảng Trị đã góp ý và giúp đỡ nhiệt tình. Tuy nhiên, do quy mô của đề tài tương đối lớn, thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi phần thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước nhằm xây dựng và phát triển đề tài hoàn chỉnh hơn, có giá trị đóng góp hơn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Trị nói riêng và nước nhà cũng như khu vực nói chung.


    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 1. Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Trị và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trên EWEC 17

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1. Hoạt động XNK Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo giai đoạn 1999-2008 44
    Bảng 2. Kết quả thu hút đầu tư vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo qua các năm 2000-2008 48
    Bảng 3. Người và phương tiện XNC qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến năm 2008 51

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 1. Biểu đồ hoạt động XNK Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo giai đoạn 1999-2008 45
    Biểu đồ 2. Kết quả thu hút đầu tư vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo qua các năm 2000-2008 49


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HLKT ĐÔNG – TÂY VÀ KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO 4
    1.1. Hành lang kinh tế Đông – Tây: 4
    1.1.1. Giới thiệu về HLKT Đông – Tây. 4
    1.1.2. Vai trò của EWEC đối với sự phát triển của các nước tham gia: 7
    1.1.3. EWEC đối với tỉnh Quảng Trị 10
    1.1.4. Những vấn đề cần quan tâm của các nước thành viên EWEC 14
    1.2. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo: 15
    1.2.1. Khái niệm khu kinh tế. 15
    1.2.2. Khái niệm đặc khu kinh tế. 15
    1.2.3. Giới thiệu vị thế chiến lược Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. 16
    1.2.4. Giới thiệu vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo đối với EWEC: 21
    1.3. Vai trò của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. 25
    1.3.1. Đối với EWEC 25
    1.3.2. Đối với nền kinh tế quốc dân. 25
    1.3.3. Đối với tỉnh Quảng Trị 25
    1.4. Kinh nghiệm và sự vận dụng mô hình Đặc khu kinh tế và Khu thương mại tự do trên thế giới vào Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. 26
    1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng ĐKKT từ Trung Quốc: 26
    1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng khu TMTD từ Chile : 29
    1.4.3. Bài học cho việc xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo 31

    CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CHIẾN LƯỢC 35
    CỦA KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO 35
    GIAI ĐOẠN 1998 - 2008. 35
    2.1. Thực trạng hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo: 35
    2.1.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 35
    2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách. 38
    2.1.3. Kinh tế. 41
    2.1.4. Thương mại 43
    2.1.5. Đầu tư. 45
    2.1.6. Hoạt động xuất nhập cảnh và du lịch. 51
    2.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. 52
    2.2.1. Thành tựu mà khu đã đạt được: 52
    2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục: 55
    2.3. Đánh giá vị thế của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. 56
    2.3.1. Vị trí chính trị 56
    2.3.2. Vị trí địa lý. 57
    2.3.3. Vị trí kinh tế - xã hội 58
    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CHIẾN LƯỢC CỦA KHU KT-TM ĐẶC BIỆT LAO BẢO TRONG PHÁT TRIỂN EWEC GIAI ĐOẠN 2008-2020. 60
    3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc tiếp tục xây dựng và phát triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC .60
    3.1.1. Cơ hội 60
    3.1.2. Thách thức. 62
    3.2. Định hướng cho việc nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC : 64
    3.2.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC: 64
    3.2.2. Định hướng nâng cao vị thế chiến lược Khu KT-TM Lao Bảo. 68
    3.3. Giải pháp nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC 72
    3.3.1. Các giải pháp vĩ mô. 72
    3.3.2. Các giải pháp vi mô. 77
    3.4. Một số kiến nghị nâng cao vị thế chiến lược của Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trong phát triển EWEC 83
    3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 83
    3.4.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Trị 86
    3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hộ kinh doanh. 87
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...