Luận Văn Vì sao xung đột hình thành trong các tổ chức? Mức độ xung đột ảnh hưởng như thế nào đến năng suất củ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xung đột trong tổ chức
    I. Khái niệm xung đột
    II. Nguồn gốc dẫn đến xung đột trong tổ chức .
    III. Mức độ xung đột và ảnh hưởng đến tổ chức
    IV. Giải quyết xung đột .
    1. Phương pháp giải quyết xung đột .
    2. Các bước giải quyết xung đột .


    Vì sao xung đột hình thành trong các tổ chức? Mức độ xung đột ảnh hưởng như thế nào đến năng suất của tổ chức? Giải quyết xung đột như thế nào?
    Xung đột là một hiện tượng xã hội phổ biến trong mọi loại hình tổ chức. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, xung đột không được xử lý, không phải vì người ta không nhận ra sự tồn tại của chúng mà do người ta không biết xử lý như thế nào. Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn và xử lý xung đột theo hướng có lợi cho tổ chức là một kỹ năng quan trọng đối với mọi nhà quản lý cũng như mỗi cá nhân nói chung.
    I. Khái niệm
    Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không nhất trí do các bên có những mục tiêu, tư tưởng, tình cảm trái ngược nhau.
    v Các quan điểm về xung đột:
    Quan điểm truyền thống cho rằng xung đột thể hiện sự bế tắc trong nhóm và có hại, vì vậy cần tránh xung đột. Quan điểm hành vi cho rằng xung đột là kết quả tự nhiên và không thể tránh khỏi trong bất kỳ một nhóm nào. Nó không có hại mà đúng hơn là còn có thể thở thành một động lực tích cực trong việc ra quyết định hoạt động của nhóm.Quan điểm tương tác cho rằng xung đột có thể là động lực tích cực của nhóm và một số xung đột là hết sức cần thiết giúp nhóm hoạt động có hiệu quả. Như vậy, theo quan điểm hành vi, trong một tổ chức luôn tồn tại hai loại xung đột: xung đột chức năng và xung đột phi chức năng:o Xung đột chức năng: Là sự đối đầu giữa hai phía mà sự đối đầu này nhằm hoàn thiện hoặc mang lại lợi ích cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Những xung đột chức năng có thể dẫn tới việc khám phá ra những cách thức hiệu quả hơn trong việc cấu trúc tổ chức, nhận dạng tốt hơn về những thay đổi chiến lược cần thiết cho sự tồn tại, điều tiết và chấp nhận những quan hệ/quyền lực trong tổ chức cũng như giữa các tổ chức. Trong một số giới hạn nhất định xung đột tạo ra sự căng thẳng và điều này thúc đẩy các cá nhân hành động theo hướng này, xung đột tạo ra mức độ cao của năng suất và sự thoả mãn. Những xung đột chức năng chỉ có thể tạo ra lợi ích tích cực cho tổ chức, nếu nó được quản lý một cách đúng đắn.o Xung đột phi chức năng: Là sự đối đầu giữa các phía mà kết cục là sẽ cản trở việc hoàn thành mục tiêu (chống đối, phá hoại lẫn nhau). Người ta chủ trương giải quyết kịp thời các xung đột phi chức năng và khuyến khích hình thành các xung đột chức năng khi cần thiết để tạo nên chất “lửa” trong tinh thần làm việc của nhân viên.II. Nguồn gốc dẫn đến xung đột trong tổ chức:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...