Luận Văn Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
    I . Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?
    Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Từ trước đến nay nó tồn tại và phát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản . Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìm kiém lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giai đoạn phát triển cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển.
    Tuy nhiên, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là vạn năng. Bên cạnh mặt tích cực nó còn mặt trái, có khuyết tật từ trong bản chất của nó do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chi phối. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng ngày mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản càng bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng thêm tính bất công và bất ổn xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người ngèo. Hơn thế nữa, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, nó còn rằng buộc các nước kém phát triển trong quỹ đạo bị lệ thuộc và bị bóc lột theo quan hệ ”trung tâm – ngoại vi”. Có thể nói , nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một số ít nước lớn hay một số tập đoàn xuyên quốc gia đối với đa số các nước ngèo, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước giàu và nước nghèo .
    Chính vì thế như mà, như C.Mac đã phân tích và dự báo,chủ nghĩa tư bản tất yếu phải nhường chỗ cho một phương thức sản xuất và chế độ mới văn mới văn minh hơn, nhân đạo hơn. Chủ nghĩa tư bản mặc dù đã và đang tìm mọi cách để tư điều chỉnh, tự thích nghi băng cách phát triển “ nền kinh tế thị trường hiện đại ”,” nền kinh tế thị trường xã hội “, tạo ra ”chủ nghĩa tư bản xã hội ”, “ chủ nghĩa tư bản nhân dân ”,” nhà nước phúc lợi chung ” , tức là phảI có sư can thiệp trực tiếp của nhà nứơc và cũng phải chăm lo vấn đề xã hội nhiều hơn, nhưng do mâu thuẫn từ trong bản chất của nó, chủ nghĩa tư bản không thể tự giải quyết được, có chăng nó chỉ tạm thời xoa dịu được chừng nào mâu thuẫn mà thôi. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại đang nghày càng thể hiện xu hướng tự phủ định và tự tiến hoá để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp, theo xu hướng xã hội hoá. Đây là tất yếu khách quan, là quy luật phát triển của xã hội. Nhân loại muốn tiến lên, xã hội muốn phát triển thì dứt khoát không thể dừng lại ở kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản.
    Mô hinh chủ nghĩa xã hội kiểu Xô - viết là một kiểu tổ chức xã hội, tổ chưc kinh tế muốn sớm khắc phục những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, muốn nhanh chóng xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, một phương thức sản xuất văn minh, hiện đại hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là một ý tưởng tốt đẹp, và trên thực tế suốt hơn 70 tồn tại, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, làm thay đổi hẳn bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân Liên Xô. Nhưng có lẽ do nôn nóng, làm trái quy luật (muốn xoá bỏ ngay kinh tế hàng hoá, áp dụng ngay cơ chế kinh tế phi thi trường),không năng động,kịp thời đIều chỉnh khi cần thết cho nên rút cuộc đã không thành công.

     
Đang tải...