Luận Văn Vì sao nói tiền lương trong chủ nghĩa Tư bản thường thấp hơn giá trị của nó

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vì sao nói tiền lương trong chủ nghĩa Tư bản thường thấp hơn giá trị của nó



    LỜI NÓI ĐẦU

    Do nhu cầu bức thiết hiện nay,hoạt động sản xuất,kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý đặc biệt là biện pháp kinh tế . Một trong những biện pháp kinh tế là vấn đề tiền lương,tiền thưởng.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều vì lợi ích kinh tế. Vì tiền lương là một yếu tố vô cùng quan trọng. Do vậy việc gắn liền với tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh đến việc nâng cao mức sống ổn định và phát triển trên cơ sở kinh tế là những vấn đề không thể tách rời.
    Trong mục đích phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay,việc đảm bảo lợi ích cá nhân người lao động là một động lực cơ bản khuyến khích sự phấn đấu lỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Chính vì thế công tác thanh toán tiền lương các khoản trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác hoạch toán tốt công tác này, doanh nghiệp không chỉ điều hòa giữa lợi ích của mình với lợi ích ngươì lao động mà còn là nguyên tố góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác giúp doanh ngiệp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đi vào guồng máy chung xã hội trong cơ chế mới. Tuy nhiên tiền lương chỉ thực sự phát huy tác dụng của nó khi cá hình thức tiền lương được áp dụng thích hợp nhất, sát thực với tình hình kinh tế của đơn vị sản xuất kinh doanh,đúng nguyên tắc qui định của Nhà nước và khả năng cống hiến của mỗi người. Đề tài: "Vì sao nói tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị của nó".

    NỘI DUNG

    I.Bản chất và vai trò của tiền lương
    1.Bản chất của tiền lương.
    Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay bởi vì cái ngưòi ta mua như hàng hóa không phải là lao động mà là sức lao động,là giá cả sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó dược do bằng lao động cụ thể hiện và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết dể sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Chúng ta cần phải biết phân biệt tiền công danh nghiã và tiền công đích thực.
    Như ta đã biết trong các xã hội có giai cấp bóc lột, phần thời gian lao động thặng dư là thuộc về giai cấp bóc lột . Nhưng nhìn bề ngoài ,thì ở mỗi xã hội lại một khác. Dưới chế độ nô lệ,hình như tất cả lao động của người nô lệ,kể cả lao động cần thiết và lao động thặng dư đều không được trả công. Dưới chế độ phong kiến,lao động cần thiết mà người nông nô bỏ ra trên mảnh đất của mìnhvà lao động thặng dư mà ngưòi ấy bỏ ra trên ruộng đất của địa chủ ,có danh giới rõ rệt về thời gian và không gian.Còn dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,thì toàn bộ lao động của công nhân tựa hồ như đuợc trả công tất cả.Quan hệ hàng hóa trong xã hội tư bản đã che đậy quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
    Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp,một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quỹ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch .Tiền lương chỉ chụi sự chi phối trực tiếp của Nhà nước thông qua các chế độ,chính sách do hội đồng Bộ trưởng ban hành tiền lưong chủ yếu gồm 2 phần: phần trả bằng hệ thống thang lương,bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua tem , phiếu . Theo chế độ này tiền lương đã không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giả trị lao động của người lao động,chính vì thế nó chưa tạo được động lực phát triển sản xuất.
    Trong cơ chế mới,tiền lương cũng phải tuân thủ qui luật của thị trường sức lao động và chụi sự điều tiết của Nhà nước,đồng thời nó phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.Dựa trên số lượng và chất lượng lao động,tiền lương là phần giá trị mới sáng tạo ra doanh nghiệp để trả cho người lao động. Bởi vậy,trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,tiền lương đã trở thành một phương tiện quan trọng,đòn bẩy kinh tế để khuyến kích,thúc đẩy người lao động hăng say sản xuất,tìm tòi sáng tạo và có trách nhiệm với công việc.
     
Đang tải...