Luận Văn Vì sao Nhà nước ta chủ trương CPH Doanh nghiệp Nhà nước. Trình bày một Doanh nghiệp CPH

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vì sao Nhà nước ta chủ trương CPH Doanh nghiệp Nhà nước. Trình bày một Doanh nghiệp CPH

    Lời nói đầu

    Trong cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, đồng thời thúc đẩy tiến trình hội nhập nền kinh tế của cả nước với khu vực và trên thế giới thì chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là một chính sách lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta để nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay là một vấn đề có tính chất thời sự đang được sự quan tâm của rất nhiều các cấp, các ngành và xã hội. Tính đến nay, chúng ta đã có nhiều năm thực hiện chính sách cổ phần hóa. Đảng ta đã đưa ra rất nhiều ý kiến chỉ đạo, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để hướng dẫn việc thực hiện cổ phần hóa và những vấn đề có liên quan. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đề cập rất nhiều đến mục tiêu, sự cần thiết thực hiện cổ phần hóa. Tuy vậy, tiến trình cổ phần hóa của chúng ta vẫn còn diễn ra rất chậm và vẫn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ trong mỗi doanh nghiệp . Và đó cũng là lý do chính mà em chọn đề tài: “Vì sao Nhà nước ta chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trình bày một doanh nghiệp cổ phần hóa” làm bài tiểu luận.
    Do sự giới hạn của đề tài cũng như sự hạn chế về kiến thức em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy, các cô và bạn bè cho bài tiểu luận của em. Qua bài tiểu luận em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong đó đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Cúc với bài viết của em. Bài tiểu luận gồm:
    I - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
    II - Sự cần thiết cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
    III - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tình hình thực hiện và giải pháp thúc đẩy.
    IV - Trình tự tiến hành cổ phần hoá của công ty cổ phần
    V-Kết luận
    I- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
    1. Khái niệm cổ phần hóa
    Cổ phần hoá doanh nghiệp là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư , nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp , huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.
    Ngày nay, vấn đề cổ phần hóa đã và đang được Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước quan tâm và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, và đã được đặt trong một quá trình rộng lớn hơn: là quá trình tư nhân hóa, hay nói khác đi cổ phần hóa là một trong những biện pháp thực hiện tư nhân hóa. Nắm bắt được yêu cầu đổi mới quan hệ sở hữu là một trong những con đường hết sức quan trọng để cải cách doanh nghiệp Nhà nước (một khu vực kinh tế đang đứng trước sự đòi hỏi phải được đổi mới một cách tích cực và triệt để). Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách cổ phần hóa trong doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp .
    2. Một số đặc điểm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
    - Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi hình thức hoạt động của doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Điều này có nghĩa là : khi doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện xong qui trình cổ phần hóa theo qui định của pháp luật, thì nó sẽ không thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước và không chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Nhà nước nữa. Lúc này công ty sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp .
    - Để chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu: Nhà nước, sang hình thức sở hữu nhiều thành phần. Xác định giá trị doanh nghịêp, và cổ phiếu phát hành, Nhà nước bán cổ phiếu cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế: tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước. có đủ điều kiện mua cổ phiếu. Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không tiến hành cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại mà chỉ cổ phần hóa những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ 100% sở hữu. Trong số những doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa, những trường hợp nào xét thấy vẫn cần thiết phải có sự tham gia điều hành của Nhà nước( những doanh nghiệp có tầm quan trọng đối với nền kinh tế), thì Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
    II- Sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
    1. Doanh nghiệp Nhà nước
    Để phát triển kinh tế quốc doanh chúng ta đã thành lập rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước có mặt ở những ngành, lĩnh vực then chốt: Sản xuất vũ khí phục vụ cho quốc phòng, điện, nước, thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho toàn thể nhân dân. Có thể nói Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn trước là “anh cả” điều phối các hoạt động trong nước. Nó không thể thiếu ở tất cả lĩnh vực của nền kinh tế.
    Với chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển Doanh nghiệp Nhà nước đã có sự thay đổi. Như vậy, cho đến thời điểm này Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và kinh tế Nhà nước nói chung không còn giữ vai trò độc tôn trong các hoạt động kinh tế như trước kia song nó vẫn được khẳng định là khu vực kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế các năm 2000, 2001, 2002 cũng như năm 2003 đã xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước như sau: Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu và đảm đương những hoạt động khác mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực quốc doanh được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiên vai trò chủ đạo và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
    2.Tình hình hoạt động hiện nay của Doanh nghiệp Nhà nước.
    Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam, với xuất phát điểm còn thấp vì điều kiện kinh tế chung của cả nước. Trong điều kiện ấy, Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại với một quy mô phần lớn là nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu bên cạnh đó còn có sự phân bố bất hợp lý giữa các ngành các vùng. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thường xuyên dẫn đến bội chi ngân sách. Chỉ tính trong giai đoạn đầu thập niên 1990 có tỷ lệ thâm hụt ngân sách thường xuyên.

     
Đang tải...