Tiểu Luận Vì sao Đế quốc La Mã bị tiêu diệt?

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vì sao Đế quốc La Mã bị tiêu diệt?


    Mở đầu

    Dĩ nhiên đã có câu trả lời của các nhà sử học. Ở đây, trong một vị thế khác, các nhà xã hội học và nhân loại học muốn khảo sát vấn đề sụp đổ của đế quốc La Mã dưới góc độ "tính văn hóa" để nhìn thấy một đáp án khác thuộc về những chiều sâu nhân văn.

    Vào thời cổ đại, người La Mã thường thực hiện việc hôn nhân theo 4 hình thức. Một là cướp đoạt; hai là thể nghiệm; ba là cộng thực; và bốn là mua bán.

    Hình thức thứ nhất có tính cưỡng chiếm, xảy ra vào thời nguyên thủy. Khi nhân khẩu tăng trưởng, hình thức này được chuyển sang dạng thể nghiệm, tức là nam nữ sống chung một thời, sau đó mới xác định hôn nhân chính thức. Chỉ cần hai bên chung sống liên tục từ một năm trở lên, gia đình cô gái sẽ không còn quyền gia trưởng, và cô ta sẽ thuộc quyền của chồng và gia đình chồng. Thế nào là chung sống liên tục? Người La Mã quan niệm nếu rời bỏ người chồng trên danh nghĩa 3 ngày 3 đêm, coi như cô gái phải làm lại từ đầu.

    Thứ ba là hình thức hôn nhân cộng thực (cũng gọi là hôn nhân tôn giáo) được cử hành long trọng và theo những nghi thức phức tạp. Hôn lễ gồm 3 giai đoạn chính: tống thân (đưa dâu), nghinh thân (đón dâu) và cộng thực (thành thân). Thứ tư là hình thức hôn nhân mua bán. Hình thức này coi phụ nữ như một thương phẩm: Người đàn ông chỉ cần 5 người làm chứng và một người phụ trách chiếc cân là có thể mua được vợ. Trước những nhân chứng, chú rể một tay cầm một vật có giá trị xác định, một tay cầm khối đồng tuyên bố: "Theo luật pháp La Mã, vật này là sở hữu của tôi, tôi dùng đồng và chiếc cân để mua lấy". Sau khi đặt đồng lên cân, anh ta được gia trưởng trao quyền làm chủ người vợ. Đây là hình thức hôn nhân đơn giản được lưu hành rộng rãi nhất ở La Mã thời đó.

    Xã hội La Mã cổ đại tuyệt đối hóa quyền của người chồng. Chồng có thể bỏ vợ bất kỳ lúc nào. Trái lại, người vợ luôn phải trung thành. Nếu bắt quả tang vợ ngoại tình, chồng có quyền giết vợ tại chỗ. Thậm chí chỉ cần nghe dư luận đồn đại vợ mình lăng nhăng, người chồng đã có thể "xử lý".

    Đến năm 195 trước Công nguyên, phụ nữ La Mã vùng lên, lập thành đội ngũ vây kín Viện Nguyên lão, đòi quyền tự do. Từ lúc đó, không khí nghiêm khắc trong gia đình dần dần không còn nữa và dẫn đến sự phá sản nền đạo đức cũ. Thời này, mục đích chính của người đàn ông trong việc lập gia đình là để có của hồi môn. Vì thế chỉ cần người vợ không làm phiền mình, người chồng có thể cho cô ta tùy ý trong cách sống. Do đó đến khoảng thế kỷ thứ II trước CN, phụ nữ La Mã dần dà thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình. Hiện tượng ngoại tình và đời sống tình dục của họ cũng phóng khoáng không thua đàn ông. Trước đấy người phụ nữ không có quyền ly hôn, nhưng bây giờ họ có thể ly hôn với bất kỳ lý do nào. Đến nỗi một nhà thơ đương thời đã mỉa mai:

    Trong 5 mùa đông

    Nàng thay đến 8 chồng

    Và tự hào muốn khắc kỳ công lên bia mộ!

    Sự lỏng lẻo của gia đình khiến các ông chồng cực kỳ bất mãn. Vì thế hoàng đế Augustus đã ban bố pháp lệnh: Nếu phát hiện vợ tư thông, người chồng phải ly hôn, nếu không sẽ bị nghiêm trị. Theo điều luật này, "dâm phụ" sẽ bị lưu đày đến một hòn đảo không có dấu chân người và không có quyền tái hôn. Còn "dâm phu" phải lưu đày đến một hòn đảo khác. Thậm chí đàn ông có vợ dan díu với kỹ nữ chưa đăng ký vẫn bị kết tội. Vì thế, số kỹ nữ đến đăng ký tăng vọt lên, đến nỗi nhiều danh môn quý phụ cũng xin đăng ký làm kỹ nữ!
     
Đang tải...