Tiểu Luận Vì sao có hiện tượng Chảy máu chất xám từ Doanh nghiệp Nhà nước sang các thành phần kinh tế khác ?

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và hội nhập của nước ta vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó mở ra hàng loạt cơ hội phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong nước, thông qua sự giao thương với các doanh nghiệp thế giới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ
    Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các công ty, tập đoàn kinh tế thế giới, những liên doanh quốc tế chắc chắn sẽ làm cho sự cạnh tranh trên thương trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có những sự chuẩn bị thực sự chu đáo và nghiêm túc. Trong đó, nhân lực có thể xem là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong sự chuẩn bị đấy.
    Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể xem là khá tốt với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức thế giới, lực lượng dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy máu chất xám” đã và đang diễn ra ngày một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp thực sự đối mặt với những khó khăn rất lớn từ ảnh hưởng của hiện tượng trên.
    Cùng với môn học “Hành vi tổ chức” do Th.s Nguyễn Văn Thuỵ giảng dạy, chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này có thể tìm hiểu một cách cơ bản và thấu đáo bản chất của hiện tượng “Chảy máu chất xám” ở các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cố gắng đề ra những giải pháp mang tính cơ bản để giúp các doanh nghiệp có thể ngăn chặn và vận dụng hiện tượng này một cách chủ động trong sự phát triển của mình.


    I/ CÁC KHÁI NIỆM


    1. Chất xám: là những tri thức, kinh nghiệm, khả năng để hoàn thiện công việc một cách có hiệu quả cao nhất. Hiểu rộng ra, chất xám là nguồn nhân lực có tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp.
    2. Hiện tượng “Chảy máu chất xám”: Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”.
    3. Các hình thức chảy máu chất xám:
    a. Chảy máu chất xám “nội”
    Nhân viên trong một doanh nghiệp chưa làm hết năng lực, không cống hiến nhiều cho doanh nghiệp mặc dù có năng lực chuyên môn, nhưng vẫn hưởng lương và các chế độ như những nhân viên khác.
    b. Chảy máu chất xám “ngoại”
    Nhân viên trong doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác.
    Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước) không quay trở lại làm việc trong nước mà làm việc ở nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...