Tiểu Luận Vì sao CNH TBCN bắt đầu từ công nghiệp nhẹ ?

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI:Vì sao CNH TBCN bắt đầu từ công nghiệp nhẹ ?



    Lời mở đầu

    Chúng ta đều biết rằng “công nghiệp hoá” là quá trình cải biến cơ sở kỹ thuật dựa vào lao động thủ công ở tất cả các ngành chuyển sang sản xuất bằng máy móc. Chính vì thế buộc người ta phải xây dựng công nghiệp nặng, tức là những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất mà trọng tâm là ngành chế tạo máy móc. Để xây dựng được một nền “công nghiệp hoá” phát triển và tiến bộ thì cần có một nền tảng gốc vững chắc, chính vì vậy mà nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã chọn cho mình con đường hình thành, đi lên từ công nghiệp nhẹ. Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đã đi lên một cách tự phát, chạy theo lợi nhuận của các nhà tư bản.

    Trong bài tiểu luận này của mình, em muốn đưa ra những nguyên nhân cơ bản khiến nền công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ đồng thời phân tích thêm quá trình phát triển công nghiệp hoá cuả một số nước tư bản phát triển và nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.

    Đây là lần đầu tiên cầm bút viết tiểu luận, chắc chắn em sẽ mắc nhiều thiếu sót, lý luận chưa được chặt chẽ, kính mong các thầy, cô thông cảm và giúp đỡ để những bài tiểu luận sau em sẽ viết tốt hơn.


    Em xin chân thành cảm ơn.




    Phần nội dung chính


    I.Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa đi lên từ công nghiệp nhẹ:


    Lịch sử đã chứng minh rằng: động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất mặt khác cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình phát triển lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ, trong suốt quá trình tích luỹ, lãi cứ đập vào vốn và vốn càng ngày càng lớn, vốn càng lớn thì lãi càng nhiều. Đây chính là nền tảng để xây dựng một nền “công nghiệp hoá” toàn diện.

    Vì vậy nhà tư bản đã chọn phương pháp khả ưu nhất là “đi lên từ công nghiệp nhẹ” công nghiệp hoá đi lên từ công nghiệp nhẹ nhằm mục đích tích luỹ vốn. Vậy thì nguyên nhân tại sao các nhà tư bản lại chọn con đường này, dưới đây là những nguyên nhân cơ bản:

    1/Công nghiệp nhẹ cần ít vốn:

    Công nghiệp nhẹ là những nghành sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, may mặc, giầy da .do vậy vốn đầu tư vào máy móc để sản xuất không nhiều, hơn nữa lại có sẵn nguyên liệu để sản xuất và giá mua nguyên liệu cũng rất rẻ, phí tổn đào tạo công nhân không lớn. Trong ngành công nghiệp nhẹ cần ít công nhân có tay nghề cao vì vậy còn sử dụng được nguồn lao động dư thừa đó là phụ nữ và trẻ em với giá nhân công rẻ mạt, trước kia lao động chính trong gia đình là người công nhân nhưng nay thì cả gia đình người công nhân cũng có thể tham gia vào sản xuất và họ có thể mang hàng về nhà mình để làm vì thế mà nhà tư bản tiết kiệm được chi phí xây dựng nhà xưởng.



    2/ Lợi nhuận thu được từ công nghiệp nhẹ cao:

    Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp được số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m, số tiền này chính là lợi nhuận. Như đã nói ở trên, chi phí mà nhà nhà tư bản bỏ ra ban đầu không nhiều. Trong khi đó : giá cả hàng hoá = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá là đã thu được lợi nhuận cao.

    Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận được tạo ra từ lưu thông, nhưng thực tế thì lại khác, chính sức lao động của người công nhân mới tạo ra lợi nhuận. Điều này đã nói lên một phần bản chất của chủ nghĩa tư bản đó là bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân.

    3/ Công nghiệp nhẹ có sẵn thị trường nên chu chuyển vốn nhanh:

    Do sản xuất hàng tiêu dùng vì thế mà mọi tầng lớp trong xã hội đều có nhu cầu sử dụng, chính những hàng hoá này đã đảm bảo đời sống vật chất cho người công nhân và gia đình của họ vì lí do này mà công nghiệp nhẹ có một thị trường tiêu thụ hàng hoá hết sức rộng lớn. Khi có thị trường như vậy thì đồng nghĩa với việc tiêu thụ được nhiều hàng hoávà chu chuyển vốn nhanh.

    Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt đông của tư bản, tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh sẽ cho phép tiết kiệm tư bản ứng trước khi qui mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.

    Chính vì trong công nghiệp nhẹ thời gian chu chuyển ngắn, quay vòng vốn nhanh nên nhà tư bản đã đầu tư vào công nghiệp nhẹ để tiến hành xây dựng công nghiệp nặng. Hơn nữa chu chuyển tư bản càng nhanh thì càng đem lại cho nhà tư bản nhiều


    thặng dư hơn vì đã thu hút được nhiều lao động sống hơn, nhờ đó mà tạo ra nhiều giá trị mới trong đó có giá trị thặng dư.

    4/ Tăng năng xuất trong công nghiệp nhẹ – chủ tư bản lời nhiều:

    Tăng năng xuất trong công nghiệp nhẹ sẽ làm cho giá trị hàng hoá giảm, chúng ta biết rằng hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, mà giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra, do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định, sự thay đổi này tuỳ thuộc vào năng xuất lao động, lượng giá trị của hàng hoá thay đổi do tác động của năng xuất lao động. Năng xuất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Do lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động chính vì thế mà năng xuất lao động xã hội càng tăng thì thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít điều này hiển nhiên kéo theo giá tri sức lao động giảm.

    Giá trị sở dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện trong quá trình lao động của người công nhân và trong quá trình lao động thì hàng hoá sức lao động đã tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, phần lớn hơn là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm không, phần giá trị bản thân thì chủ tư bản trả bằng lương, nhưng do giá trị sức lao động giảm cho nên lương của công nhân cũng giảm theo và lúc này chủ tư bản lại thu lợi nhuận nhiều hơn, cứ như vậy vốn tích luỹ ngày càng lớn.

    5/ Công nghiệp nhẹ phát triển sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho công nghiệp nặng:
     
Đang tải...