Tài liệu Vi phạm pháp luật và vi phạm hiến pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vi phạm pháp luật và vi phạm hiến pháp




    Thực tiễn và lý luận ở Việt Nam đang đặt ra vấn đề nghiên cứu và xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiễn, vấn đề xác định thế nào là vi phạm Hiến pháp, phân biệt giữa vi phạm Hiến pháp với vi phạm pháp luật như thế nào lại vẫn là vấn đề chưa thực sự được làm sáng tỏ. Do đó, việc nghiên cứu các tiêu chí làm căn cứ xác định thế nào là vi phạm Hiến pháp, phân biệt vi phạm Hiến pháp và vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết đặt ra trong lúc này.


    1. Vi phạm pháp luật




    Vi phạm pháp luật được cấu thành khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:




    1.1. Tính trái pháp luật của hành vi




    Một hành vi bị coi là trái pháp luật khi nó không tuân theo những quy định của


    pháp luật, xâm phạm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ.




    Hành vi vi phạm pháp luật có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh hành động, không điều chỉnh những gì là tư tưởng, ý nghĩ, ý niệm khi chúng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành động.


    1.2. Yếu tố lỗi




    Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi có ý chí, vì vậy phải xem xét mặt chủ quan của hành vi. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật chỉ ra ai là người vi phạm, khuynh hướng ý chí của người đó, trạng thái tâm lý của người vi phạm tại thời điểm thực hiện hành vi cũng như thái độ của người ấy đối với hậu quả của hành vi. Vì vậy, hành vi trái pháp luật bị coi là vi phạm pháp luật khi có sự biểu hiện ý chí

    của người thực hiện hành vi đó. Chủ thể pháp luật trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể thể hiện ý chí của mình bằng cách lựa chọn phương án này hay phương án khác của hành vi. Vì vậy, một người nào đó thực hiện hành vi trái pháp luật trong điều kiện khách quan mà người đó không có khả năng lựa chọn phương án hành vi của mình thì không thể kết luận hành vi trái pháp luật của người đó là vi phạm pháp luật.


    Để đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm pháp luật hay không, cần xác định tình trạng tâm lý và khuynh hướng ý chí của người vi phạm, tức là xem xét yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.


    1.3. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể hành vi trái pháp luật




    Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý là khả năng tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, chủ thể của vi phạm pháp luật chỉ có thể là những người đạt tới một độ tuổi nhất định, không bị tâm thần và những bệnh thần kinh khác.


    Như vậy, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm pháp lý, xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, là cơ sở của trách nhiệm pháp lý.


    Hiện nay, trong khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, người ta phân chia vi phạm pháp luật thành bốn loại: vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỷ luật. Vậy, vi phạm Hiến pháp có phải một dạng vi phạm pháp luật hay không? Việc xác định hành vi nào là vi phạm Hiến pháp có dựa vào các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thông thường nêu trên hay không?


    2. Vi phạm Hiến pháp

    2.1. Hiến pháp là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, do vậy có thể hiểu vi phạm Hiến pháp là một dạng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do vị trí, tính chất và nội dung đặc biệt của Hiến pháp nên vi phạm Hiến pháp không hoàn toàn giống với vi phạm pháp luật thông thường. Nói cách khác, vi phạm Hiến pháp là một loại vi phạm pháp luật đặc biệt.


    Về vị trí, Hiến pháp là đạo luật gốc, luật mẹ, là văn bản bao trùm và chi phối nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác. Các văn bản quy phạm pháp luật khác đều dựa trên cơ sở Hiến pháp và phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Vì vậy, phải coi Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xác định một hành vi có vi phạm Hiến pháp hay không. Nói cách khác, Hiến pháp phải được viện dẫn khi phán quyết về các vi phạm Hiến pháp.


    Về chủ thể của các quan hệ do Hiến pháp điều chỉnh: Phần lớn Hiến pháp quy định về tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xác định quyền và nghĩa vụ của công dân. Do vậy, chủ thể của vi phạm Hiến pháp có thể là các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền (chẳng hạn như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng .).


    Về nội dung, Hiến pháp quy định những chế định lớn sau đây:




    - Chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;




    - Đại đoàn kết toàn dân;




    - Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: quyền lực nhà nước là của


    nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và là quyền lực thống nhất;




    - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội;




    - Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...