Tiểu Luận Vi phạm pháp luật lĩnh vực khai thác khoáng sản - Tình huống hành chính và phương án xử lý vụ việc (

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
    CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
    1.Cơ sở lí luận của đề tài
    2. Một số văn bản liên quan làm căn cứ xử lí
    CHƯƠNG III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
    CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
    1. Nguyên nhân.
    2. Hậu quả.
    CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VỤ VIỆC
    CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
    1.Thực hiện phương án xử lí
    2.Những khó khăn, thuận lợi.
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
    Tình huống là một câu chuyện kể về một sự kiện, một vụ việc xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước. Sự kiện ấy, vụ việc ấy đã và đang xảy ra trong hoạt động quản lý Nhà nước, đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước; đòi hỏi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền và những cán bộ có liên quan đến vụ việc, sự kiện đó phân tích, tìm ra phương án giải quyết.

    Để giải quyết vấn đề cần thực hiện các yêu cầu xác định được thời gian, không gian, lĩnh vực vụ việc xảy ra tiến hành phân tích và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Tình huống xảy ra là một câu chuyện có thật ở hai dạng: tình huống đóng và tình huống mở. Tình huống đóng là tình huống đã xảy ra và đã xử lý. Tình huống mở là tình huống đã và đang xảy ra nhưng chưa xử lý.

    Tình huống và xử lý tình huống ở đây là tình huống mở. Tình huống xảy ra trong quan hệ trên lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản. Cơ quan quản lý nhà nước khoáng sản của tỉnh là ngành tài nguyên và môi trường và vấn đề cần đem ra giải quyết sao cho đúng luật, bảo vệ quyền lợi các bên, thấu tình đạt lý nhưng cũng phải tăng cường kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    Tình huống như sau:
    Ngày 06/12/2010 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định có văn bản số 1990/SNN-TL kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, UBND huyện Phù Mỹ xem xét kiểm tra, đình chỉ việc khai thác cát trên sông Latinh, tại địa bàn thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp của huyện Phù Mỹ do lo sợ việc khai thác cát sẽ ảnh hưởng đến hệ thống Đê Latinh hiện nay đang thi công do UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB.

    Qua nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định xác định trên địa bàn xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ chưa được cấp phép khai thác khoáng sản cho tổ chức cá nhân nào và khu vực này do chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, rất có thể đây là việc khai thác cát trái phép hoặc có sự đồng ý của chính quyền địa phương, việc này là làm trái với quy định của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 (sửa đổi, bổ sung năm 14/6/2005) và Luật đê điều ngày 29/11/2006.

    Ngày 13/12/2010, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định đã phối hợp với đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, UBND huyện Phù Mỹ tiến hành kiểm tra khu vực khai thác cát của hộ ông Nguyễn Văn An và làm việc với UBND xã Mỹ Hiệp để xác minh vụ việc.

    Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát hiện như sau:
    - Ngày 02/01/2006, UBND xã Mỹ Hiệp ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ cho thuê bến bãi bồi sông để cho hộ ông Nguyễn Văn An là người dân tại địa phương xã Mỹ Hiệp được khai thác cát lòng sông trên sông Latinh, thuộc địa phận thôn Bình Long của xã Mỹ Hiệp. Diện tích khai thác cát là 02ha, rộng 40m, dài 500m dọc theo bờ sông Latinh.
    Hộ ông Nguyễn Văn An có trách nhiệm hằng năm nộp cho ngân sách UBND xã Mỹ Hiệp với số tiền 10.000.000 đồng/ha/năm để UBND xã sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ trợ một số gia đình chính sách của thôn Bình Long.

    - Trong các năm qua, hộ ông Nguyễn Văn An vẫn khai thác cát tại khu vực trên và hộ ông Nguyễn Văn An đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với UBND xã Mỹ Hiệp. Cụ thể, trong các năm 2006 đến năm 2009, hộ ông Nguyễn Văn An đã nộp cho ngân sách UBND xã Mỹ Hiệp với số tiền là 80.000.000 đồng, riêng năm 2010 hộ ông Nguyễn Văn An mới nộp 10.000.000 đồng.

    - Hiện tại, Nguyễn Văn An đang khai thác cát bằng máy đào tại sông Latinh thuộc thôn Bình Long, xã Mỹ Hiệp, tuy nhiên ông Nguyễn Văn An không có giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép, ông Nguyễn Văn An chỉ đưa ra hợp đồng thuê bến bãi do UBND xã Mỹ Hiệp ký cho phép, đồng thời việc khai thác cát của hộ ông Nguyễn Văn An cũng gây sạt lở, ảnh hường môi trường tại khu vực khai thác. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vụ việc và ông Nguyễn Văn An đã ký xác nhận.

    - Làm việc với UBND xã Mỹ Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp đã xác nhận có hợp đồng cho hộ ông Nguyễn Văn An khai thác 02ha trên sông Latinh, thuộc thôn Bình Long và nhiệm vụ ông Nguyễn Văn An phải nộp cho ngân sách xã 10.000.000 đồng/ha/năm để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ trợ các gia đình chính sách. Việc này đã được HĐND xã Mỹ Hiệp thông qua bằng Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25/12/2005.

    Qua trao đổi thông tin với UBND xã Mỹ Hiệp, đại diện đoàn kiểm tra đã khẳng định, việc xã cho hộ ông Nguyễn Văn An khai thác cát là trái quy định của Luật Khoáng sản, đồng thời việc thu vào ngân sách xã từ hợp đồng cho khai thác cát với số tiền là 10.000.000đ/ha/năm là trái quy định của Luật Ngân sách.

    Tại điểm b, khoản 1, Điều 56 của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 (sửa đổi, bổ sung năm 14/6/2005) có quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Đồng thời tại điểm a, khoản 1, Điều 56 của Luật Khoáng sản có quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép các loại giấy phép hoạt động khoáng sản còn lại.

    Tại điều 7 của Luật Khoáng sản quy định: căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất; Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.

    Đồng thời, hiện nay UBND tỉnh Bình Định đã quy định mức đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác cát của các tổ chức, cá nhân là 3.100 đồng/m3cát, giao cho UBND cấp huyện thu và điều tiết khoản quỹ này. Vì vậy, UBND xã Mỹ Hiệp thu tiền trong khai thác cát là trái các quy định trên.
    Qua đó cho thấy đã có một số tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...