Luận Văn Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trước tác động của suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát và giá cả các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu tăng cao, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp và các tiêu cực xã hội đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt và tư tưởng của thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân, nhóm đối tượng chịu tác động nhiều nhất của suy giảm kinh tế. Một bộ phận thanh thiếu niên chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, thụ động, ý thức trách nhiệm bản thân còn hạn chế, ngại khó, ngại khổ; quan niệm về giá trị đạo đức còn lệch lạc, lối sống buông thả, vị kỷ, thực dụng, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, cơ chế kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã tác động không nhỏ lên tình trạng ngày càng gia tăng tội phạm trong thanh thiếu niên, đặc biệt là người chưa thành niên. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên phạm pháp đang tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt có một bộ phận thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất côn đồ hung hãn; thực hiện các hành vi giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, bảo kê, đâm thuê, chém mướn gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng.
    Đây đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tình hình vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện đã gióng lên “hồi chuông” báo động khiến cho toàn xã hội không khỏi lo lắng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội mà còn làm xấu đi truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ta. Đứng trước thực trạng đó tòa xã hội có trách nhiệm to lớn trong việc chăm sóc, bảo vệ và phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Việc nhìn nhận vào thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta trong những năm gần đây có ý nghĩa to lớn để chúng ta đưa ra những giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian tới.
    Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Những năm vừa qua, việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức. Hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào có quy mô lớn về vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên.
    Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở một nhóm đối tượng thanh thiếu niên là người chưa thành niên và đa số dưới góc độ Luật hình sự và Luật hành chính. Có thể kể đến các công trình như: Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội – Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Hùng, Phạm Xuân Chiến, Đỗ Văn Hán, Trần Phàn, Nxb Pháp lý; Hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đấu tranh với hành vi phạm tội của người chưa thành niên – Nguyễn Văn Tuấn, Luận văn thạc sĩ năm 1996; Xử lý vi phạm hành chính người chưa thành niên – Nguyễn Thị Thu Thủy, Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2000; Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên – Nguyễn Ngọc Bích, Luận văn thạc sĩ năm 2003
    Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật hiệu của một nhóm đối tượng thanh thiếu niên, đưa ra những dự báo, phương hướng và giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nhóm đối tượng này. Tuy nhiên việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật của một nhóm đối tượng khá rộng là “thanh thiếu niên” thì cho tới nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, mặc dù đây là thế hệ được xã hội rất quan tâm trong thời gian qua.
    3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:
    · Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu đề tài là nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam trong thời gian gần đây. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế những vi phạm này.
    · Phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi của một Khóa luận tốt nghiệp đại học, em sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng vi phạm pháp luật (mà chủ yếu là vi phạm hình sự và vi phạm hành chính) của thanh thiếu niên ở nước ta trong thời gian gần đây và đề xuất một số giải pháp để kiềm chế vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra.
    · Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
    - Nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay;
    - Tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ở Việt Nam trong những năm gần đây;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế những vi phạm pháp luật nói trên.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    Việc nghiên cứu đề tài “ ” được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: so sánh, phân tích, thống kê số liệu kết hợp với phương pháp tổng hợp để làm rõ mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.
    5. Kết cấu của khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khỏa, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY.
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    M ỤC L ỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu: 2
    3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu: 2
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 3
    5. Kết cấu của khóa luận: 3
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM 5
    1.1. Thanh thiếu niên và khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 5
    1.1.1. Thanh thiếu niên: 5
    1.1.2. Khái niệm vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 8
    1.1.2.1. Định nghĩa: 8
    1.1.2.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên thực hiện: 8
    1.2. Các loại vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 11
    1.2.1. Vi phạm kỷ luật học tập, lao động: 11
    1.2.2. Vi phạm hành chính: 12
    1.2.3. Vi phạm dân sự: 13
    1.2.4. Vi phạm hình sự (tội phạm): 14
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY. 16
    2.1. Tình hình vi phm pháp lut ca thanh thiếu niên Vit Nam hin nay: 17
    2.1.1. Nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu, an ninh trật t 17
    2.1.2. Nhóm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giáo dục. 18
    2.1.3. Nhóm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. 21
    2.1.4. Thanh thiếu niên tham gia vào các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, cá độ, mại dâm 24
    2.2. Một số nhận xét về thực trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm gần đây: 27
    2.2.1. Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng về số lượng: 27
    2.2.2. Vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên có tính chất ngày càng nghiêm trọng, phương pháp và thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi: 29
    2.2.3. Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có xu hướng ngày càng trẻ hóa: 31
    2.3. Nguyên nhân của tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam: 32
    2.3.1. Nguyên nhân từ phía chính bản thân thanh thiếu niên: 32
    2.3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình: 34
    2.3.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường: 35
    2.3.4. Nguyên nhân về mặt xã hội: 38
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 42
    3.1. Các giải pháp phòng ngừa từ phía người chưa thành niên: 42
    3.2. Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên: 42
    3.3. Hoàn thiện công tác giáo dục trong nhà trường: 44
    3.4. Các giải pháp phòng ngừa của Nhà nước và xã hội: 46
    KẾT LUẬN 52
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...