Luận Văn Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trong Đoàn viên thanh niên

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trong Đoàn viên thanh niên

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 4


    KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 4


    1.1 Khái niệm về vi phạm hành chính 4


    1.1.1 Khái niệm 4


    1.1.2 Đặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính 5


    1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý của vi phạm hành chính .5


    1.2 Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trong Đoàn viên Thanh niên 8


    1.2.1 Khái niệm 8


    1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính 9


    1.2.3 Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính 9


    1.2.4 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: 10


    CHƯƠNG 2 . 12


    VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. .12


    2.1 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 12


    2.1.1 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: 12


    2.1.2 Các vi phạm hành chính trong Đoàn viên thanh niên: .14


    2.2 Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 15


    2.3. Xử lý vi phạm hình sự trong lĩnh vực giao thông đường bộ 16


    2.3.1 Các tội liên quan đến an toàn giao thông đường bộ theo Bộ luật hình sự năm


    1999 . 16


    2.3.2 Chính sách xử lý hình sự của Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 17


    2.3.3 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự 1999 17


    2.4 Trách nhiệm đấu tranh, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính .18


    2.5 Giám sát, kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính .19


    CHƯƠNG 3 . 20


    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VÈ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG Bộ ở QUẬN CÁI RĂNG 20


    3.1 Thực trạng về an toàn giao thông đường bộ ở Quận Cái Răng 20


    3.1.1 Tình hình chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ờ Quận Cái Răng trong Đoàn viên thanh niên .21


    3.1.2 Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Quận Cái Răng trong 09 tháng đầu năm 2008 23


    3.1.3 Nhận xét tình hình vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong Đoàn viên thanh niên .25


    3.1.4 Những nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ hiện nay ở quận Cái Răng 26


    3.2 Những giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay: .33


    3.2.1 Giải pháp cơ bản bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ: 33


    3.2.2 Giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông 34


    3.2.3 Ý kiến đề xuất của bản thân .40


    KẾT LUẬN 43

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Lịch sử phát triển của xã hội loài người, có thể nói từ khi còn sơ khai cho đến xã hội văn minh như ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông đường bộ. Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông, ban hành các văn bản pháp luật về giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông.


    Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan, lôi cuốn các nước bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy toàn càu hóa kinh tế chính là nhờ sự phát triển không ngừng của giao thông đường bộ. Sự phát triển của giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mang lại những thảnh tựu đáng kể, ví dụ như việc Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, hay việc Việt Nam gia nhập vào WTO, đăng cay cuộc thi hoa hậu hoàn vũ thế giới, . Song song với việc phát triển không ngừng của giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thì tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp: Phương tiện giao thông tăng nhanh, nhất là xe môtô, xe máy trong khi kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn thấp, tình hình tai nạn giao thông còn khá phổ biến; tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm còn xảy ra ở nhiều tuyến đường trên Quốc lộ 1A và đặc biệt là tình hình vi phạm hành chính về an toàn giao thông trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng.


    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề gia tăng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ trong đó có nguyên nhân hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ chưa hoàn chỉnh, công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao, tình hình xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông còn nhiều bất cập, .Và để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện luật lệ giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Chính phủ đã ra nghị định SOỈ46/2007/NĐ-CP ngày 14-09-2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-06-2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Và đặc biệt là “ Luật giao thông đường bộ” số 26/2001/QH10 ngày 29-06-2001 của Quốc Hội quy định các quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2002.


    Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trong Đoàn viên thanh niên” làm luận văn tốt nghiệp.


    2. Phạm vi nghiên cứu:


    Do giới hạn và thời gian cho phép của luận văn, với đề tài này tác giả chỉ nêu ra cơ sở lý luận - pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong Đoàn viên thanh niên và thực tiễn chấp hành luật giao thông đường bộ trên một địa bàn nhất định, đó là Quận Cái Răng thuộc Thành phố cần Thơ. Qua đó, nhằm làm rõ hom những cơ sở lý luận về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân mắc phải để từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, giúp cho công tác xử lý vi phạm hành chính ngày càng hoàn thiện hơn mà đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đường bộ.


    3. Mục đích:


    Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận - thực tiễn về vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Từ đó, chỉ ra những nguyên nhân gây ra vi phạm giao thông và hướng hoàn thiên cho đề tài, góp phần bảo vệ trật tự xã hội ngày càng chặt chẽ hơn, tăng cường ý thức của người dân trong việc chấp hành luật giao thông, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của do vi phạm hành chính gây ra, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc xử lý vi phạm.


    4. Ý nghĩa:


    Thực tiễn nghiên cứu của đề tài thể hiện rõ tình hình trật tự an toàn giao thông và kết quả đạt được trong việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ trong Đoàn viên thanh niên.


    5. Phương pháp nghiên cứu:


    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với thu thập tài liệu, kết hợp phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và một số phương pháp khác.


    6. Bố cục của luận văn:


    Bố cục của luận văn gồm: lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong phần nội dung được chia làm ba chương:


    Chương 1: Khái niệm chung về vi phạm hành chính.


    Chương 2: Quy định chung về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Chương 3: Thực trạng và giải pháp về an toàn giao thông đường bộ ở Quận Cái Răng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...