Báo Cáo Vi khuẩn Erwinia carotovora tác nhân gây bệnh thối nhũn cây Địa Lan Cymbidium sp. ở Đà Lạt

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Địa Lan là loài hoa đặc hữu của cao nguyên Lang Biang- Đà Lạt, Lâm Đồng. Địa Lan có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao nhờ vẻ đẹp của hoa và của phát hoa. Địa Lan được trồng ở quy mô hộ gia đình và trang trại, đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân Đà Lạt và góp phần tạo thương hiệu cho xứ sở của các loài hoa. Năm 2001, bệnh chết cây, thối giả hành đã được phát hiện trên cây Địa Lan ở Đà Lạt.

    Bệnh thể hiện trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Trên cây con, thân ngầm, gốc cây và đọt non thường có triệu chứng thối nhũn, trên cây trưởng thành triệu chứng thể hiện là thối giả hành và cây bị chết. Thối giả hành là một bệnh hại chính, gây hại nặng trên lan, có những vườn có tới 70% số chậu bị nhiễm bệnh. Theo kết quả nghiên cứu kết hợp giữa trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, Đia lan bị chết là do nhiễm một hay nhiều tác nhân khác nhau như nấm, vi khuẩn hay virus gây ra.

    ĐỀ TÀI:Vi khuẩn Erwinia carotovora tác nhân gây bệnh thối nhũn cây Địa Lan Cymbidium sp. ở Đà Lạt

    Các tác nhân gây bệnh khó phân biệt chính xác trong nhiều trường hợp. Do không xác định được chính xác nguyên nhân việc phòng trừ bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Các loài thuốc hoá học trừ bệnh được phun thử nghiệm ở các vườn lan trong giai đoạn 2004-2005 ở Đà Lạt đã không mang lại hiệu quả [1] .
     

    Các file đính kèm: