Tiểu Luận Vì hoàn cảnh gia điình khó khăn , bố mất sớm, mẹ thì bệnh thường xuyên nên Lan phỉa rời quê lên TP.H

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI LÀM
    1, Chị Lan đã bị xâm phạm những quyền gì? Đó là quyền nhân thân hay quyền tài sản? Phương thức bảo quyền những quyền đó?
    a, chị Lan bị xâm phạm quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể và bị xâm phạm quyền bí mật đời tư
    Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại được pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được pháp luật được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật bảo vệ[1]
    Hành vi của chị Tuyết : “Tuyết biết được anh Quang là chồng Lan nên đã kể cho anh Quang nghe về quãng đời bất hạnh của Lan và Tuyết khi còn làm ở quán Karaoke”. Hành vi của Tuyết làm tổn hại nghiêm trọng không những đối với sức khỏe mà còn gây lên cú sốc tâm lí cho chị Lan “làm chị rơi vào trạng thái trầm cảm nặng”. Vì chưa có sự đồng ý của chị Lan mà chị Tuyết đã kể bí mật đời tư của chị Lan cho chồng chị Lan nên Tuyết đã xâm phạm quyền bí mật đời tư của chị Lan
    Theo khoản 1 điều 32 BLDS quy định về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể: “ Cá nhân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể”
    Sau khi biết được quá khứ của vợ mình, anh Quang cho rằng chị Tuyết đã lừa dối mình và có hành vi lao vào đánh đập chị Lan thậm tệ, khiến chị bị chấn thương sọ não phải vào viện cấp cứu với tỉ lệ thương tật 30% vĩnh viễn. Hành vi này của anh Quang đã xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe thân thể gây ra tỉ lệ thương tật là 30% vĩnh viễn cho chị Lan, mà còn làm nạn nhân suy sụp về tinh thần, rơi vào trầm cảm nặng. Vì thế chị Lan bị xâm phạm về quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể về quy định tại điều 32 BLDS

    Theo quy định của BLDS năm 2005, các quyền nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ (Điềuqư 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28); quyền được khai sinh (Điều 29); quyền được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32); quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36); quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37); quyền bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hôn (Điều 39); quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 40); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41); quyền li hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyền đối với quốc tịch (Điều 45); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50). Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Hầu hết các quốc gia đều thừa nhận quyền nhân thân của con người là một quyền tự nhiên, tuyệt đối, không thể chuyển giao, nó có từ khi con người sinh ra và gắn liền với người đó cho đến khi chết đi. Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó. Khi thực hiện quyền nhân thân của mình về nguyên tắc không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong một xã hội lí tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm. Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyền dân sự của cá nhân đó mà còn ảnh hưởng tới trật tự pháp lí của xã hội.
    Vì thế chúng ta có thể kết luận được
    [HR][/HR][1] , luận án tiến sĩ về “quyền bí mật đời tư theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam” –Tiến sĩ Lê Đình Nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...