Tiểu Luận về vấn đề giáo dục nước ta và vận dụng sinh viên

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận về giá trị giáo dục.

    Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


    Khoa lý luận chính trị


    Mở đầu
    1) Lí do chọn đề tài :Có rất nhiều lí do chọn đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh đáng quan tâm và được nhắc lại rất nhiều trong rất nhiều tài liệu .Xong một vấn đề không được nhắc đến nhiều nhưng rất đáng được quan tâm dó là công nghệ tuyên truyền và giáo dục .Đảng và nhà nước ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách .Là một sinh viên trường đại học bkhn em cũng rất quan tâm đến dề tài này không chỉ bởi vậy đây là vấn đề rất cần thiết và dáng thảo luận .
    2) mang tính chất ra sao
    3) Đối tượng nguyên cứu , nhiệm vụ nguyên cứu , phương pháp nguyên cứu
    4) Ý nghĩa thực tiễn
    5) Kết cấu đề tài (bao nhiêu tiết , chương)
    Nội dung : Chương 1.
    1.1
    Tiểu tiết 1.1.1
    Kết luận : khăng định ý nghĩa của đề tài
    Danh mục tài liệu tham khảo


    Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
    Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động, vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học mácxít nói chung và của nhận thức luận mácxít nói riêng. Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời. Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động quyết định và lý luận, đến lượt nó, lại phản ánh vào thực tiễn. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế (thực tiễn) trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở quan điểm lý luận của C.Mác cho rằng, thực tiễn, trước hết, là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều có chung một nhận định là một trong những nhân tố quan trọng nhất hợp thành thực tiễn là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đoàn xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế"(1). Người còn nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách"(2). Người kết luận: "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận"(3). Ph.Ăngghen có lần nói rằng, mọi cái, xét cho cùng, đều quy công cho sản xuất. Như vậy, rõ ràng, lý luận được đẻ ra trên nền tảng của thực tiễn, là kết quả khoa học của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động đời sống xã hội. Không có thực tiễn, không có lý luận khoa học. Thực tiễn phong phú sẽ làm cho lý luận phong phú. Thực tiễn không phong phú, lý luận cũng không thể phong phú. Như vậy, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Thực tiễn đề ra những vấn đề yêu cầu lý luận phải giải đáp. Cho nên không có thứ luận khoa học nào mà "tự nặn ra". Chỉ có lý luận nào gắn chặt với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, kiểm tra, thì lý luận đó mới đích thực là lý luận, mới bắt rễ sâu trong đời sống. Quan điểm của Hồ Chí Minh là mọi lý luận, xét cho cùng, đều quy về thực tiễn. Một nhà khoa học viết một công trình có "độ nhuyễn" giữa lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, cũng là biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trái lại, một công trình nghiên cứu toàn lý luận, không liên hệ gì đến thực tiễn, không đếm xỉa gì đến thực tiễn, công trình ấy cũng chỉ đạt yêu cầu một nửa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...