Luận Văn Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới



    Trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, vấn đề “hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại”(1) là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đề này trong lĩnh vực đạo đức chính là làm hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu của thời đại.
    Trong thời gian qua, những nghiên cứu đạo đức học về vấn đề này đã đạt được những thành tựu nhất định. Theo đó, sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới được nhìn nhận như một quá trình, một phương diện của sự nghiệp đổi mới, hiện đại hoá đất nước (chứ không phải được xác lập một cách áp đặt, nóng vội). Cũng như sự nghiệp đổi mới, sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới là một quá trình tự giác, được chủ động và tích cực xây dựng trên cơ sở nhận thức tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đó trong điều kiện hiện nay. Tính quy luật chung nhất được nhiều công trình đề cập và phân tích là kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá, đạo đức của nhân loại trong xây dựng đạo đức nói chung, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới nói riêng. Tính quy luật đó, đương nhiên, là định hướng có tính nguyên tắc cho sự xác lập hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Hơn thế, với sự định hướng đó, một số giá trị đạo đức truyền thống cần kế thừa, phát huy trong điều kiện hiện nay đã được phân tích, chẳng hạn: chủ nghĩa yêu nước; tính cần cù, tiết kiệm; tinh thần đoàn kết; lòng nhân ái, bao dung, Đồng thời, một số giá trị quốc tế, hiện đại cũng đã được xem xét như là những giá trị cần được tiếp thu để bổ sung cho hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, chẳng hạn: tính hiệu quả trong hoạt động; tinh thần thương mại; tính thực tế; tinh thần pháp luật,
    Tuy vậy, chỉ với sự xác định nguyên tắc chung và những phân tích cụ thể cho một số trường hợp cụ thể, riêng biệt, thì sự phong phú của những tính quy luật trong sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới chưa được xem xét đầy đủ. Vì thế, cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu một cách toàn diện những tính quy luật của quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Hơn thế, việc nghiên cứu cần được thực hiện cả về mặt xác định nội dung, cả về mặt đề xuất giải pháp cho sự hình thành, hoàn thiện hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới
    Theo chúng tôi, cần nhìn nhận sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới trong mối liên hệ và tính quy định của những nhân tố tiêu biểu, đặc trưng cho quá trình đổi mới, quá trình hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá. Sự phân tích những mối liên hệ, tính quy định đó sẽ làm bộc lộ những tính quy luật căn bản chi phối quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới. Trên cơ sở đó, những nghiên cứu ở các cấp độ cụ thể hơn sẽ được liên kết lại như là những yếu tố, những công đoạn của một cách tiếp cận đầy đủ và nhất quán.
    Có thể thấy, sự nghiệp hiện đại hoá đất nước đang diễn ra dưới tác động của nhiều nhân tố; nhưng có ba nhân tố cơ bản nhất đang tác động, quy định chiều hướng vận động, biến đổi xã hội nói chung, các giá trị và chuẩn mực đạo đức nói riêng là kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, hội nhập và giao lưu văn hoá. Ngày nay, không thể nói đến phát triển, hiện đại hoá xã hội nếu không thực hiện kinh tế thị trường; không đẩy nhanh những nghiên cứu và áp dụng các thành tựu công nghệ trong sản xuất cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; không mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế. Sự thực hiện các quá trình này tất dẫn đến những biến đổi đạo đức thích ứng và đáp ứng yêu cầu của chúng.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...