Tiểu Luận Về tính chịu hình phạt của tội phạm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Về tính chịu hình phạt của tội phạm
    Về tính chịu hình phạtcủa tội phạm
    ThS. PHAN ANH TUẤN
    Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

    Hình phạt là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tộiphạm. Việc xác định tính phải chịu hình phạt có phải là một thuộc tính của tộiphạm hay không có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiên. Về mặt lýluận, nếu coi tính phải chịu hình phạt là một thuộc tính của tội phạm thì nó sẽlà một trong những dấu hiệu để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm phápluật khác. Về mặt thực tiễn, nếu coi tính phải chịu hình phạt là một thuộc tínhcủa tội phạm thì sẽ dẫn đến hệ quả - hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡngchế nghiêm khắc nhất của Nhà nước thì nó đòi hỏi việc tội phạm hóa hành vi nàođó và qui định vào trong Bộ luật Hình sự (BLHS) chỉ có thể là những hành vi cótính nguy hiểm ở mức độ cao, có mức độ nguy hiểm “đáng kể”, không được tội phạmhóa một cách tràn lan. Có như vậy thì khi quyết định hình phạt mới đảm bảo sựtương xứng giữa tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ nghiêm khắc củahình phạt, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự.
    Hiện nay trong khoa học pháp lý hình sự còn nhiềuquan điểm khác nhau về vấn đề coi “chịu hình phạt” có phải là thuộc tính của tộiphạm hay không, có thể tóm tắt những quan điểm này như sau :
    - Quan điểm thứ nhất: Coi tính “chịu hình phạt”không phải là thuộc tính của tội phạm. Lập luận chủ yếu của quan điểm này là:Phải chịu xử phạt là hậu quả tất yếu của việc thực hiện tội phạm, là nguyên tắccủa luật hình sự, chứ không phải là thuộc tính của tội phạm. Thực ra, khi mộthành vi được thực hiện chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu cấu thành được qui địnhtrong BLHS thì hành vi đó đã là tội phạm không phụ thuộc vào việc người thực hiệnhành vi đó có bị xử phạt hay không. [1]
    - Quan điểm thứ hai: Coi tính chịu hình phạt làthuộc tính của tội phạm. Lập luận của quan điểm này là: "Hành vi bị coi làtội phạm vì về nội dung, nó có tính nguy hiểm cho xã hội và về hình thức cótính trái pháp luật hình sự chứ không phải vì nó có tính chịu hình phạt. Ngượclại, hành vi sở dĩ có tính chịu hình phạt, vì là tội phạm - vì tính nguy hiểmcho xã hội và trái pháp luật hình sự. Như vậy, tính phải chịu hình phạt là dấuhiệu kèm theo tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự .
    Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bấtcứ hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa có thể phải chịu biện pháp cưỡng chếnhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. [2]

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...