Báo Cáo Về tính chính đáng trong tổ chức và vận hành của các cơ quan nhà nước hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong một xã hội dân chủ, tính chính đáng trong chính trị là vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực thực thi quyền lực chính trị .

    Trong một xã hội dân chủ, tính chính đáng trong chính trị là vấn đề hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực thực thi quyền lực chính trị, cũng như hiệu lực của một mệnh lệnh, chỉ thị phát ra từ một cơ quan quyền lực. Nếu sự xác lập quyền lực của một cá nhân hay một tổ chức, nếu một mệnh lệnh đưa ra từ các chủ thể quyền lực đó không có tính chính đáng, thì cá nhân hay tổ chức quyền lực đó khó có thể bắt buộc được khách thể thực hiện nghiêm chỉnh. Tính chính đáng của một cơ quan quyền lực tạo nên sức mạnh, hiệu quả trong thực thi quyền lực.
    1. Tính chính đáng trong tổ chức và hoạt động của chính trị nói chung, của các cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng
    Theo quan niệm thông thường, chính đáng là cái (là điều) phù hợp với lẽ phải, đúng với chuẩn mực, là sự ngay thẳng, đúng đắn, làm đúng chức danh, ứng xử đúng với cương vị của mình. Với nghĩa đó, nội hàm tính chính đáng có nghĩa tương đồng với nội dung chính danh, chính đạo theo quan niệm của đạo Khổng.
    Như vậy, khi nói tới tính chính đáng, chính là nói tới sự thừa nhận của xã hội, như sự thừa nhận về các giá trị đạo đức cần thực hiện, việc khẳng định các chân giá trị văn hóa, thừa nhận quyền lực của một tổ chức chính trị đối với danh vị (chức danh, nhiệm vụ, bổn phận) và quyền được làm những gì và không được làm những gì, hành vi ứng xử của mỗi người, mỗi tổ chức. Chính sự thừa nhận của xã hội về cái gì đó, về điều gì đó tạo nên cho cái đó, lẽ đó có tính chính đáng. Sự thừa nhận của xã hội ở một góc độ nào đó thể hiện những chuẩn mực xã hội, tính hợp lý, thậm chí là chân lý. Nhưng sự thừa nhận xã hội cũng luôn thay đổi. Do đó, tính chính đáng là một khái niệm có tính tương đối, thay đổi theo thời gian, sự phát triển của xã hội.
    Xem xét tính chính đáng trong chính trị nói chung và với nhà nước nói riêng, là xem xét sự phù hợp lẽ phải, là cái được đa số xã hội thừa nhận, là tính hợp lý đối với nhà nước và các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các công dân chính trị về vị trí quyền lực, về các quyết định chính trị, về quyền và các nghĩa vụ, về hành vi của mỗi chủ thể quyền lực chính trị đó.
    2. Các tiêu chí đánh giá tính chính đáng trong tổ chức và vận hành của các cơ quan dân cử
    Có những tiêu chí chủ yếu sau đây:
    Thứ nhất, về hình thành, tồn tại của các cơ quan quyền lực dân cử phải do đa số trong xã hội thừa nhận. Nói khác đi, tổ chức quyền lực đó phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của của nhân dân.
    Một nhà nước chính đáng phải là một nhà nước hợp hiến.
    Sự thừa nhận bằng đa số xã hội đối với sự hình thành, tồn tại và thực thi quyền lực của tổ chức quyền lực chính trị là biểu hiện quan trọng nhất của tính chính đáng chính trị. Một nhà nước hợp với lòng dân, được tín nhiệm của đa số nhân dân là một nhà nước hợp hiến. Nếu một tổ chức chính trị tự cho mình là tổ chức chính trị của dân, nhưng lại không được nhân dân thừa nhận, không được xã hội thừa nhận thì không thể nói sự tồn tại của các tổ chức chính trị đó là chính đáng, là một nhà nước hợp hiến.
    Sự thừa nhận bằng đa số xã hội đối với hình thành của một tổ chức quyền lực thể hiện rõ nhất thông qua bầu cử. Bầu cử có thể được coi là cuộc trưng cầu dân ý của nhà nước, kết quả bầu cử cơ quan dân cử là thước đo tính chính đáng đối với cơ quan nhà nước. Sự thừa nhận bằng đa số xã hội, không chỉ biểu hiện ở đa số cử tri đi bầu so với tổng cử tri trong xã hội, mà còn là đa số so với số cử tri thực tế tham gia bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bầu càng cao, và tỷ lệ phiếu tán thành càng cao đối với một tổ chức hay cá nhân cũng đồng nghĩa với sự thừa nhận càng cao của xã hội, tính chính đáng của tổ chức quyền lực đó càng cao.
    Sự thừa nhận xã hội bằng đa số có thể được thực hiện thông qua phổ thông đầu phiếu, cũng có thể thông qua bầu cử theo đa số đại diện, dân chủ đại diện. Chính vì lẽ đó, để có được đa số xã hội công nhận, các đảng, các ứng cử viên độc lập trong các nền dân chủ phương Tây phải bỏ ra nhiều công sức để tranh cử, qua đó để tổ chức công luận, tạo công luận, dẫn dắt công luận, lôi kéo cử tri.
    Trong tổ chức các cuộc bầu cử các cơ quan quyền lực công, tính chính đáng còn được thể hiện ở chỗ các cuộc bầu cử đó có tuân theo pháp luật hay không. Chẳng hạn, các cuộc tuyển cử diễn ra cú tương đối đều đặn hay không, có sự thay đổi tùy tiện vì một lý do nào đó hay vì lợi ích của một nhóm nào đó? Việc đề cử, ứ ng cử có tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật hay không, hay có yếu tố khác chi phối? có yếu tố cưỡng bức hay không?
    Trong những năm đổi mới ở nước ta gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm nâng tầm tính chính đáng của các tổ chức quyền lực trong hệ thống chính trị nói chung và với nhà nước nói riêng. Việc bầu các cơ quan dân cử, như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được tuyệt đại đa số cử tri tham gia và tín nhiệm, đã dần bớt đi tính hình thức, nâng cao tính chính đáng về địa vị của mình, là đảm bảo cho các cơ quan này thay mặt dân để thực hiện các chức năng lập pháp (riêng với Quốc hội), giám sát và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước và địa phương. Đảng được xã hội thừa nhận đóng vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung và với Nhà nước nói riêng, là điều kiện, là yếu tố không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng CNXH, được khẳng định ở Điều 4 Hiến pháp nước ta; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được thừa nhận là các tổ chức đại biểu cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân, là cầu nối Đảng với dân, Nhà nước với dân, có chức năng thay mặt các tầng lớp nhân dân giám sát, phản biện Đảng và Nhà nước. Nhờ vị thế chính đáng đó, tầm vóc và vị thế của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân ngày càng được nâng cao trong xã hội. Đó chính là nhân tố căn bản tạo nên thành công của đổi mới.
    Thứ hai, nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật phải do dân, của dân và vì dân. Hoạt động của mọi tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, văn hóa - xã hội và mọi công dân phải tuân thủ pháp luật, không trừ một tổ chức nào, một cá nhân nào.
    Sau bầu cử, muốn đo lường xem nhà nước đó có hợp hiến hay không thì phải thông qua kiểm soát quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước cần được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước hoạt động công khai và cho phép công dân giám sát những người đương chức và bày tỏ được ý kiến của mình, buộc những công bộc của dân phải có trách nhiệm.
    Mặc dầu yếu tố sự thừa nhận xã hội bằng đa số trong bầu cử các cơ quan nhà nước, và cho dù việc bầu cử được tuân thủ đúng theo pháp luật là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá tính chính đáng của cơ quan quyền lực nhà nước, thì bản thân tiêu chí này vẫn chỉ là tiêu chí tối thiểu của tính chính đáng, hay của nền dân chủ[1], đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để khẳng định tính chính đáng của một cơ quan công quyền. Một nhà nước quản lý lý xã hội bằng pháp luật là một nhà nước hiệu lực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...