Tiểu Luận Về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong thời kỳ hiện nay

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Về tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong thời kỳ hiện nay​
    Information
    I. Đặt vấn đề.
    Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng liêng hoá một nhân vật được gửi gắm vào trong đó một niềm tin tưởng của con người. Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những nét văn hoá đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá lắng đọng.
    Một trong những loại tín ngưỡng là tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Đây là một loại hình tín ngưỡng có tự lâu đời, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ trong tâm thức người Việt và đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hoá truyền thống. Hoạt động tín ngưỡng Thành hoàng khá phổ biến đối với mỗi làng quê. Ngày nay, hoà cùng với sự phát triển của xã hội, những hoạt động tín ngưỡng đang được tái tạo, phát triển rộng khắp. Vì thế, để duy trì và phát huy tín ngưỡng Thành hoàng làng cần có cái nhìn đầy đủ về nó, trên cơ sở đó rút ra những mặt cần phát huy, những mặt cần hạn chế, nhằm đóng góp thực hiện việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
    I. Khái niệm, nguồn gốc.
    1. Khái niệm và nguồn gốc.
    Thành hoàng là một từ Hán, nghĩa gốc ban đầu là hoà bao quanh thành, nếu hào có nước gọi là trì (thành trì). Khi nói đến Thành hoàng làng là chỉ vị thần bảo hộ một thành quách cụ thể. Tục thờ cúng vị thần bảo trợ thành quách – tức là Thần thành hoàng đã có ở Trung Quốc từ xưa. Nói như Pham Kế Bính trong “ Việt nam phong tục” là có từ thời Tam Quốc. Dấu tích của việc thờ cúng ở Trung Quốc, người ta nhớ tới sự kiện năm 550, Mộ Dung Nghiễm thờ Thần thành hoàng. Ở Việt Nam, thời Bắc thuộc, Lý Nguyễn Gia, sau đó là Cao Biền, đã coi thần Sông Tô Lịch làm Thần thành hoàng của thành Đại La.
    2. Đặc điểm tín ngưỡng Thành hoàng làng.
    Cũng giống như việc thờ cũng tổ tiên, việc thờ cũng Thành hoàng làng ở Việt Nam vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Việc thờ cúng Tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức hướng về cội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cũng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...